Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?

Điều 65 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

“Điều 65. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của mình;

b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

d) Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;

đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này;

e) Công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình;

g) Công chức Tòa án nhân dân các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này;

h) Công chức, viên chức cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này;

i) Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định này;

k) Công chức, viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này;

l) Công chức, viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này;

m) Công chức, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 42 của Nghị định này.”

Lập biên bản vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Lập biên bản vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Biên bản về việc cá nhân vi phạm không nhận quyết định XPVPHC có gửi về cơ quan đã ban hành quyết định?
Hỏi đáp pháp luật
việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau có bị lập biên bản hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lập biên bản trong trường hợp vắng người vi phạm.
Hỏi đáp pháp luật
Ai là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ?
Hỏi đáp pháp luật
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập biên bản vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
475 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập biên bản vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập biên bản vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào