Tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản

Bạn tôi làm tại một công ty TNHH trong thời gian 1 năm nhưng không có hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc tại công ty, người đó và 2 người khác (có hợp đồng lao động) cấu kết với nhau chiếm đoạt số tiền 80.000.000 đồng. Vậy tôi xin hỏi: trong trường hợp như trên công ty có đủ điều kiện đưa 3 người này ra tòa hay không? Với tội danh trên 3 người này sẽ bị xử mức án như thế nào?

Chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Căn cứ theo tính chất của hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại do hành vi gây ra, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự).

Bạn của chị (tạm gọi là A) và các đồng phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản, căn cứ theo dấu hiệu cấu thành tội phạm, A có thể bị  truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau: 

- Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự

A phạm tội này nếu A có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của công ty. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, đây là tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù), do đó A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu A chưa đủ 16 tuổi hoặc là người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi.

Trường hợp A bị truy cứu trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự,  nếu A là người đủ 18 tuổi thì A có thể bị xử phạt từ hai đến bảy năm tù; nếu A là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì A bị xử phạt từ 2 năm đến không quá 5 năm 3 tháng tù.

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự.

A phạm tội này nếu A có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người quản lý tài sản của công ty tự nguyện giao tài sản cho A và các đồng phạm chiếm đoạt. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, đây là tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù). Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt A có thể phải chịu tương tự như ở tội trộm cắp tài sản nêu trên.

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự

A phạm tội này nếu A có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của công ty hoặc nhận được tài sản của công ty bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, đây là tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù). Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt A có thể phải chịu tương tự như ở tội trộm cắp tài sản nêu trên.

- Tội tham ô tài sản quy định tại khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự

A phạm tội này nếu A hoặc đồng phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong công ty, có trách nhiệm quản lý tài sản của công ty nhưng đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản đó. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, đây là tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù)do đó A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu A chưa đủ 14 tuổi hoặc là người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi.

Trường hợp A bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu A là người đủ 18 tuổi thì A có thể bị xử phạt từ 07 năm đến 15 năm tù; nếu A là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì A bị xử phạt từ 7 năm đến không quá 11 năm 3 tháng tù; nếu A là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì A bị xử phạt từ 07 năm đến không quá 07 năm 6 tháng tù.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp mới nhất về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng? Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình báo lừa đảo qua mạng ở đâu? Lừa đảo qua mạng đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là lừa đảo qua mạng? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam chịu hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến phổ biến hiện nay cần chú ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Giả mạo tổ chức trại hè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không? Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có bị truy cứu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không? Người lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản sẽ bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thư Viện Pháp Luật
1,292 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào