Trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm như thế nào?
- Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm như thế nào trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
- Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Tổng cục Lâm nghiệp như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện trồng rừng thay thế trên phạm vi cả nước;
b) Lựa chọn địa phương thực hiện trồng rừng thay thế, điều chuyển kinh phí trồng rừng thay thế đối với kinh phí do các địa phương chuyển về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
c) Hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế năm trước trên phạm vi cả nước.
...
Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp có nghĩa vụ phải hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện trồng rừng thay thế; tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế năm trước trên phạm vi cả nước và các nội dung khác theo quy định.
Trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm như thế nào trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh;
b) Phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế hằng năm trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét điều chuyển kinh phí trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương có nhu cầu tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển trước ngày 20 tháng 12 hằng năm;
c) Chỉ đạo việc trồng rừng thay thế trong thời gian 12 tháng kể từ khi chủ dự án nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm Phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế hằng năm trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét điều chuyển kinh phí trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương có nhu cầu tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển; Chỉ đạo việc trồng rừng thay thế trong thời gian 12 tháng kể từ khi chủ dự án nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh và các nội dung khác theo quy định.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
Tổ chức thực hiện
...
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế hằng năm trên địa bàn tỉnh trong trường hợp địa phương có nhu cầu tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư trồng rừng thay thế cho các đơn vị trên địa bàn;
c) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;
d) Chủ trì thẩm định Phương án trồng rừng thay thế, dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của các chủ dự án;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn;
e) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành trồng rừng thay thế;
g) Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp kết quả thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh theo Mẫu số 01 phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có trách nhiệm xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế hằng năm trên địa bàn tỉnh trong trường hợp địa phương có nhu cầu tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển; tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế và các nội dung khác theo quy định.
Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?
- Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Ban hành Thông tư 40/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế công lập?