Có được mở văn phòng kiến trúc sư khi không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc hay không?
- Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì có được mở văn phòng kiến trúc sư không?
- Công trình thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt thì văn phòng kiến trúc sư có được từ chối nghiệm thu không?
- Văn phòng kiến trúc có được quyền giám sát thi công công trình theo thiết kế được duyệt không?
Không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì có được mở văn phòng kiến trúc sư không?
Căn cứ Điều 33 Luật Kiến trúc 2019 quy định điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc như sau:
1. Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm văn phòng kiến trúc sư, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp khác được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Văn phòng kiến trúc sư do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
Như vậy, điều kiện để thành lập văn phòng kiến trúc sư là phải do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
Trường hợp anh/chị không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư thì không thể thành lập văn phòng kiến trúc sư theo quy định.
Có được mở văn phòng kiến trúc sư khi không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc hay không? (Hình từ Internet)
Công trình thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt thì văn phòng kiến trúc sư có được từ chối nghiệm thu không?
Theo Điều 34 Luật Kiến trúc 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc như sau:
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
Theo đó, văn phòng kiến trúc đã nộp bản thiết kế cho chủ đầu tư và đã được phê duyệt thiết kế, khi thi công công trình mà việc thi công không đúng với thiết kế thì văn phòng kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu công trình đó.
Trường hợp văn phòng kiến trúc sư vẫn nghiệm thu công trình không thi công đúng với thiết kế thì phải chịu trách nhiệm khi có các vấn đề phát sinh liên quan đến thiết kế công trình.
Văn phòng kiến trúc có được quyền giám sát thi công công trình theo thiết kế được duyệt không?
Tại Điều 35 Luật Kiến trúc 2019 quy định giám sát tác giả như sau:
1. Tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
b) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề kiến trúc giám sát tác giả theo hợp đồng và quy định của pháp luật;
c) Thông báo, dừng việc giám sát tác giả nếu thời gian thi công xây dựng kéo dài hơn thời gian thi công xây dựng trong hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Từ chối yêu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc bất hợp lý của chủ đầu tư;
đ) Từ chối ký vào biên bản nghiệm thu công trình khi thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
3. Chủ thể thực hiện giám sát tác giả có nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia nghiệm thu hoàn công công trình theo quy định của pháp luật và hợp đồng với chủ đầu tư;
b) Thực hiện chỉnh sửa bất hợp lý trong thiết kế kiến trúc theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc địa phương xử lý khi phát hiện việc thi công không đúng với thiết kế kiến trúc được duyệt.
Như vậy, trong quá trình thi công công trình thì văn phòng kiến trúc có quyền giám sát xem công trình có được thi công đúng thiết kế kiến trúc được phê duyệt hay không và được quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế đã được phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?