Ai quyết định thành lập lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia?
- Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
- Tiêu chuẩn đối với người được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là gì?
- Nhân viên bảo vệ thuộc lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình có trách nhiệm thế nào?
- Quy định về bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình ra sao?
Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 126/2008/NĐ-CP có quy định về lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
...
3. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập theo hướng dẫn của Bộ Công an;
Như vậy, lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 72/2009/TT-BCA quy định về tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với người được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là gì?
Về tiêu chuẩn hiện nay đối với người có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 126/2008/NĐ-CP như sau:
Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
...
4. Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình:
a. Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;
b. Có lý lịch rõ ràng; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự;
c. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ công trình;
d. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
đ. Có sức khoẻ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.
Nhân viên bảo vệ thuộc lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình có trách nhiệm thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 72/2009/TT-BCA có quy định trách nhiệm của nhân viên bảo vệ thuộc lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình sau đây:
- Chấp hành đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong hoạt động bảo vệ; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại công trình.
- Khi làm nhiệm vụ phải mang biển hiệu, Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý công trình cấp.
- Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu phát hiện các vụ, việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong khu vực bảo vệ phải chủ động tiến hành các biện pháp cần thiết để kịp thời đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo cáo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết kịp thời.
Quy định về bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình ra sao?
Theo Điều 7 Thông tư 72/2009/TT-BCA quy định về bồi dưỡng, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình như sau:
- Nhân viên bảo vệ công trình phải được bồi dưỡng, huấn luyện về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 126/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Hàng năm, khi có nhu cầu về bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ, cơ quan, tổ chức quản lý công trình phải liên hệ với Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh hoặc các trường Công an nhân dân để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ cho phù hợp.
- Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh và các trường Công an nhân dân có trách nhiệm biên soạn giáo trình bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ công trình; Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch và cấp chứng chỉ cho đối tượng đã được bồi dưỡng, huấn luyện.
- Nội dung, chương trình bồi dưỡng, huấn luyện phải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tế của hoạt động bảo vệ công trình, trong đó phải có các nội dung: kiến thức cơ bản về pháp luật; kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ; các biện pháp cơ bản trong xử lý các tình huống khi thực hiện nhiệm vụ;
Quy định về quản lý, sử dụng và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ; kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người bị nạn và một số động tác vũ thuật, tự vệ, bắt giữ người phạm tội; đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Mỗi khóa đào tạo nhân viên bảo vệ phải bảo đảm thời gian ít nhất là 30 ngày. Kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên bảo vệ do cơ quan, tổ chức quản lý công trình đảm nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?