Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm các nội dung nào?
- Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm các nội dung nào?
- Quy định về bảo vệ công trình khi quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp và bảo vệ công trình khi vận hành khai thác?
- Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải tuân thủ những gì?
Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm các nội dung nào?
Theo Điều 14 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cụ thể như sau:
(1) Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng:
- Bảo đảm an toàn bí mật (nếu dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước);
- Bảo đảm an toàn công trình khi thi công, chống lấy cắp, tráo đổi chủng loại vật tư, trang thiết bị kỹ thuật theo thiết kế đã được duyệt;
- Quá trình thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
(2) Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng:
- Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
- Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
- Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
- Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quy định về bảo vệ công trình khi quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp và bảo vệ công trình khi vận hành khai thác?
Cụ thể tại Điều 15 Nghị định 126/2008/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 126/2008/NĐ-CP có nêu:
* Bảo vệ công trình khi quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp
- Giám sát việc thực hiện các nội dung về bảo đảm an ninh, an toàn theo kế hoạch trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng, như lựa chọn địa điểm thích hợp cho yêu cầu bảo vệ, bố trí hệ thống kỹ thuật bảo vệ; yêu cầu cắm chốt và vận động của lực lượng bảo vệ; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; các phương án, kế hoạch nhằm hạn chế sơ hở hoặc phát huy yếu tố kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế phục vụ yêu cầu bảo vệ.
- Trường hợp có sự thay đổi về quy hoạch, thiết kế hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì phải có đề án cụ thể của thủ trưởng cơ quan chủ quản công trình và phải được phép của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý) và phải có kế hoạch, phương án bảo vệ công trình cho phù hợp.
* Bảo vệ công trình khi vận hành khai thác
- Việc vận hành khai thác công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải tuân theo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật;
Cơ quan, tổ chức quản lý, vận hành khai thác công trình phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, có phương án xử lý, khắc phục kịp thời khi phát hiện khả năng xảy ra sự cố; có biện pháp chủ động phòng chống thiên tai và các tác nhân khác đe dọa gây ra tác hại đối với công trình.
- Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ, phòng, chống các hành vi xâm hại đến sự an toàn của công trình; tổ chức thực hành diễn tập đối phó, xử lý các tình huống đột xuất.
Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải tuân thủ những gì?
Theo Điều 17 Nghị định 126/2008/NĐ-CP, về việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia có quy định như sau:
Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cấm những hoạt động sau:
a. Xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh;
b. Sử dụng lửa, vật liệu nổ, thiết bị, các vật liệu dễ gây cháy, gây nổ, vật thể bay mang lửa.
c. Canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong phạm vi 500m tính từ chân công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trở ra xung quanh;
d. Thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản;
đ. Săn bắn, nổ mìn;
e. Neo đậu các phương tiện vận chuyển.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được phép:
a. Xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
b. Xây dựng các công trình thuỷ nông quy mô vừa và nhỏ, các công trình phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn;
c. Xây dựng công trình hạ tầng giao thông quy mô vừa và nhỏ để phục vụ hoạt động trực tiếp của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phục vụ phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
3. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng vùng đất, vùng nước, khoảng không vào các mục đích khác ngoài quy định của khoản 2 Điều này, phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và các hoạt động khác trong khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải được phép của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
5. Khi có sự cố cháy, nổ hoặc nguy cơ xảy ra cháy, nổ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn phải phối hợp với người chỉ huy đơn vị bảo vệ tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời. Nghiêm cấm mọi cá nhân không có trách nhiệm vào khu vực hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trong thời gian có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ hoặc đang xảy ra sự cố cháy, nổ hoặc đang khắc phục sự cố cháy, nổ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?