Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước, nước ngoài là gì? Đào tạo chứng chỉ bảo hiểm cần phải đảm bảo những nội dung nào?
Thế nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;
2. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;
3. Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, có thể hiểu cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp:
- Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;
- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;
- Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước, nước ngoài là gì? Đào tạo chứng chỉ bảo hiểm cần phải đảm bảo những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;
2. Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;
3. Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;
4. Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;
5. Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).
Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp:
- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;
- Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;
- Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;
- Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;
- Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm như sau:
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, tùy thuộc vào loại chứng chỉ bảo hiểm là chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ hoặc chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phải đảm bảo những nội dung khác nhau theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?