Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra như thế nào?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra như thế nào?
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào?
Tại Điều 54 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định như sau:
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật theo quy định tại Chương XIII Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện; lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử tại cơ quan, tổ chức, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh khám xét, lệnh thu giữ của Cơ quan có thẩm quyền điều tra.
3. Khi nhận được thông báo của Cơ quan có thẩm quyền điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành khám xét, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất kế hoạch khám xét, bảo đảm việc khám xét thực hiện đúng quy định tại các điều 194, 195 và 198 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong quá trình khám xét, Kiểm sát viên kiểm sát thành phần tham gia, trình tự, thủ tục thực hiện; việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật (nếu có); việc lập biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết, đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói; ghi chép nội dung cần thiết; ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định. Kết thúc việc khám xét, tạm giữ, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ giải quyết vụ án.
4. Kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm sát việc khám xét. Trường hợp Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát việc khám xét thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, đồng thời thông báo để Điều tra viên, Cán bộ điều tra ghi rõ trong biên bản khám xét. Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp biên bản khám xét, biên bản tạm giữ và các tài liệu có liên quan để kiểm sát. Nếu phát hiện vi phạm, thì tùy trường hợp, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục.
5. Trường hợp khám xét khẩn cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì ngay sau khi nhận được văn bản thông báo của người ra lệnh khám xét, Kiểm sát viên phải kiểm tra lệnh, các tài liệu có liên quan để kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của việc khám xét khẩn cấp. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để yêu cầu khắc phục ngay.
6. Trường hợp thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự mà sau đó Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thì Kiểm sát viên phải kiểm sát việc hoàn trả thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông và việc thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để yêu cầu khắc phục ngay.
7. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc thu giữ, niêm phong, bảo quản, xử lý vật chứng theo quy định tại các điều 90, 106 và 199 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định theo Điều 54 như trên.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra như thế nào?
Tại Điều 55 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra như sau:
Khi nhận được quyết định ủy thác điều tra mà xét thấy hoạt động điều tra được ủy thác phức tạp, kéo dài, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác phải phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác. Khi kết thúc hoạt động điều tra được ủy thác thì Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra như thế nào?
Tại Điều 56 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra như sau:
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhập, tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngay sau khi nhận được quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, nếu thấy không có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự và nêu rõ lý do.
Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện phải nhập hoặc tách vụ án để tiến hành điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
2. Trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên kiểm tra chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định nhập hoặc tách vụ án theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện thẩm quyền điều tra của các cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại Điều 163 và Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự; các điều 16, 17, 19, 20, 21, 23, 24, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Nếu phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền thì thực hiện thủ tục chuyển vụ án để điều tra đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 Quy chế này.
4. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì giải quyết như sau:
a) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cùng cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án giải quyết;
b) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên phát hiện tội phạm giải quyết;
c) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?