Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với hành vi đào mộ người bị sét đánh chết để trộm lấy bàn tay?

Tôi có nghe một số truyền thuyết dân gian rằng bàn tay người bị sét đánh chết có thể chỉ điểm cho những tên đạo tặc hành sự không bị phát hiện và đem về lượng tài sản khổng lồ cho mối lần hành sự. Vì lẽ đó có rất nhiều đối tượng hăm he đào trộm mộ của họ. Cho tôi hỏi việc chặt bàn tay của người chết do sét đánh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Những thầy đồng thuyết phục người khác tin theo lời đồn này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đào mộ người bị sét đánh chết để trộm lấy bàn tay có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Theo quy định nói trên, người nào đào, phá mồ mả và có hành vi chiếm đoạt bộ phận thi thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Vậy, việc đào mộ để trộm lấy bàn tay của người chết do sét đánh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với hành vi đào mộ người bị sét đánh chết để trộm lấy bàn tay?

Truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào với hành vi đào mộ người bị sét đánh chết để trộm lấy bàn tay? (Hình từ Internet)

Thầy đồng truyền bá tin đồn về năng lực của bàn tay người bị sét đánh chết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định nói trên, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan.

Vậy, thầy đồng thực hiện hành vi mê tín, truyền bá các thông tin khiến người dân tin vào các câu chuyện tâm linh vô căn cứ, mê tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan.

Quy định về bồi thường thiệt hại khi đào mộ lấy tay người bị sét đánh chết?

Căn cứ tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể như sau:

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:

- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là quy định của pháp luật về các khoản bồi thường với hành vi đào mộ lấy tay người chết do sét đánh.

Trân trọng!

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bằng lái giả phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện hành vi chạy án bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam có quốc tịch kép bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được thôi quốc tịch Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trần Thúy Nhàn
455 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào