Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được mang kinh sách tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam hay không?
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được mang kinh sách tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam không?
Tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo.
Chính vì vậy, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam vẫn có thể được mang kinh sách tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc này phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được mang kinh sách tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức không có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở thì có được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
Tại Điều 18 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật;
3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;
4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;
6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
Theo đó, tổ chức không có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở thì không được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như thế nào?
Tại Điều 19 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức; tên tôn giáo; tôn chỉ, mục đích; nội dung, địa bàn hoạt động; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng người tin theo; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
c) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
d) Quy chế hoạt động của tổ chức;
đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
3. Thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do.
Như vậy, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?