Quy định về mẫu giấy, mẫu dấu nghiệp vụ và mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Mẫu giấy, mẫu dấu nghiệp vụ và mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Quy định sử dụng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Quy định ký giấy, đóng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
- Mẫu dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
- Mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Mẫu giấy, mẫu dấu nghiệp vụ và mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định mẫu giấy, mẫu dấu nghiệp vụ và mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này 06 mẫu giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật tại Phụ lục I; mẫu dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật tại Phụ lục II; mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật tại Phụ lục III.
(hình ảnh minh họa)
Quy định sử dụng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định sử dụng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như sau:
1. Dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được sử dụng đóng vào mục “Dấu của cơ quan” tại mẫu giấy quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT.
2. Việc quản lý dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định pháp luật về công tác văn thư.
Quy định ký giấy, đóng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định ký giấy, đóng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như sau:
1. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu quy định Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT do Lãnh đạo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng hoặc lãnh đạo Trạm kiểm dịch thực vật hoặc lãnh đạo Phòng thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng ký, đóng dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.
2. Giấy đăng ký kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa, Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT; Lệnh giữ lại và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu (QCVN 01-192: 2020/BNNPTNT) và Mầu giấy số 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này do lãnh đạo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, lãnh đạo Trạm kiểm dịch thực vật hoặc lãnh đạo Phòng thuộc Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng ký, đóng dấu.
3. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu/hoặc tái xuất khẩu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT- BNNPTNT, các mẫu giấy 1, 2, 3 và 4 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này do công chức kiểm dịch thực vật ký và được đóng dấu treo của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng hoặc Trạm Kiểm dịch thực vật.
4. Mẫu giấy 6 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này do Lãnh đạo Tổ chức giám định sinh vật gây hại hoặc cán bộ phụ trách phòng giám định, cán bộ quản lý kỹ thuật phòng giám định ký, đóng dấu.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như sau:
1. Cục Bảo vệ thực vật
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này;
b) Thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập hồ sơ về kiểm dịch thực vật theo đúng các quy định của pháp luật;
c) In ấn phôi Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT, tem niêm phong theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; đặt làm, quản lý dấu nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Cấp phát phôi Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu, dấu nghiệp vụ, Tem niêm phong quy định tại điểm c khoản này cho Chi cục kiểm dịch thực vật vùng.
2. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng
a) Trực tiếp thực hiện thủ tục và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền;
b) In ấn, phát hành các mẫu giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật quy định tại Phụ lục I Thông tư này (trừ mẫu 6).
3. Tổ chức giám định sinh vật gây hại
Tổ chức giám định sinh vật gây hại phải đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký mẫu giấy 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thay đổi phải thông báo ngay với Cục Bảo vệ thực vật.
4. Chủ vật thể
a) Khai báo theo mẫu giấy đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật; thực hiện các quy định trong giấy nghiệp vụ kiểm dịch thực vật đã được cấp;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Mẫu dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định mẫu dấu nghiệp vụ kiểm dịch thực vật như sau:
Mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BNNPTNT quy định mẫu tem niêm phong kiểm dịch thực vật như sau:
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?