Nộp đơn phá sản đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh ở đâu?

Xin chào ban biên tập, doanh nghiệp tôi mất khả năng thanh toán, đã ra quyết định phá sản, doanh nghiệp hiện tại có nhiều chi nhánh trên các tỉnh thành ở cả nước thì không biết bây giờ phải nộp đơn phá sản ở đâu? Có nhiều tài liệu mà chúng tôi không thể thu thập được thì khi chúng tôi nộp đơn mở thủ tục phá sản có được yêu cầu Thẩm phán thu thập giùm không? Xin được giải đáp.

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thì phải nộp đơn phá sản ở đâu?

Căn cứ Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân như sau:

Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành khác nhau thì khi nộp đơn làm thủ tục phá sản phải nộp ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.

phá sản

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thì phải nộp đơn phá sản ở đâu? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp nộp đơn mở thủ tục phá sản có được yêu cầu Thẩm phán thu thập tài liệu chứng cứ không?

Theo Điều 20 Luật Phá sản 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Được đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Phải thông báo công khai về quyết định mở thủ tục phá sản ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.

Tại Điều 18 Luật Phá sản 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.
10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
13. Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
14. Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
15. Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp khi nộp đơn mở thủ tục phá sản thì có thể đề nghị Thẩm phán giải quyết phá sản thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được.

Chi phí phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được lấy từ đâu?

Theo Điều 23 Luật Phá sản 2014 quy định chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:

Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.

Như vậy, chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tài sản sẽ được bán để bảo đảm chi phí phá sản.

Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh

Phá sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phá sản
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng chi phí phá sản được sử dụng cho những mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Như thế nào là doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Phải nộp tạm ứng chi phí phá sản khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nộp đơn phá sản đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh ở đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định mở thủ tục phá sản sẽ được ra trong bao nhiêu ngày sau khi nộp đơn phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ định Quản tài viên trong bao nhiêu ngày sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Tới đâu để nộp tạm ứng chi phí phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Phải làm thế nào khi tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp có tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phá sản?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp phá sản không có người đại diện theo pháp luật thì Quản tài viên có được đại diện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phá sản
1035 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phá sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào