-
Vi phạm hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp khắc phục hậu quả
-
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
-
Thủ tục tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn
-
Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn
-
Thủ tục tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
-
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Có vi phạm pháp luật không nếu thực hiện hành vi nạo phá thai?
Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai như sau:
Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.
1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
2- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.
3- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
Theo quy định trên, việc nào phá thai được pháp luật ghi nhận phụ nữ được phép nạo phá thai theo nguyện vọng.
Vậy, việc nạo phá thai không được xem là hành vi trái pháp luật.
Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Khi nào được phá thai?
Danh mục kỹ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 quy định về việc phá thai như sau:
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:
Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
...............
Để thực hiện hoạt động phá thai cần đáp ứng quy định về tuổi thai tương ứng với loại kỹ thuật phá thai và không thuộc hành vi phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.
Quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý?
Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trên đây là quy định của pháp luật về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Trân trọng!

Trần Thúy Nhàn
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?