Đảng viên bị xóa tên trong danh sách đảng viên khi bỏ sinh hoạt đảng bao nhiêu tháng?
Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng trong bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên?
Tại Điều 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định Điều 8: Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên như sau:
Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên
8.1. Xoá tên đảng viên.
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.
8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.
Như vậy, theo quy định trên đảng viên bỏ sinh hoạt đảng 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị xóa tên trong danh sách đảng viên.
Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng trong bao lâu thì bị xóa tên trong danh sách đảng viên? (Hình từ Internet)
Tổ chức đảng có quyền xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã bị xóa tên hay không?
Theo Khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định thời hiệu kỷ luật như sau:
Thời hiệu kỷ luật
Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Do đó, theo quy định trên tổ chức đảng vẫn có quyền xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã bị xóa tên nếu như vẫn còn trong thời hiệu kỷ luật. Thời hiệu kỷ luật sẽ phụ thuộc vào mỗi hình thức xử lý kỷ luật.
Xóa tên đảng viên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên không?
Căn cứ Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định hình thức kỷ luật của Đảng như sau:
Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, hiện nay những hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Do đó, xóa tên đảng viên không được xem là một hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên.
Những tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với đảng viên?
Tại Khoản 2 Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật như sau:
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
...
2. Đối với đảng viên
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Trên đây là những tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ kỷ luật đối với đảng viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?