Quy định về báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

Báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì? Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

Tại Điều 32 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

Báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tất cả tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, cơ quan quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm thực hiện báo cáo kê khai như sau:
a) Hình thức báo cáo kê khai
- Kê khai lần đầu đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đang quản lý tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
- Kê khai bổ sung đối với thay đổi về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
- Kê khai bổ sung đối với thay đổi thông tin về cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác tài sản.
b) Thời hạn báo cáo kê khai
- Đối với báo cáo kê khai lần đầu: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp giao cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
- Đối với báo cáo kê khai bổ sung: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
- Đối với báo cáo kê khai thay đổi thông tin về cơ quan quản lý: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi cơ quan quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Hàng năm, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (bao gồm cả số tiền thu được từ xử lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi) của năm trước và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các Mẫu số 03/TSTL-BC, 04/TSTL-BC, 05/TSTL-BC ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thời hạn gửi báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi quy định như sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp trước ngày 28 tháng 02 hàng năm;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên phạm vi cả nước gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 hàng năm;
- Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong phạm vi cả nước báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo yêu cầu và thực hiện công khai về tài sản của cả nước.

Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm thực hiện báo cáo kê khai theo đúng hình thức và thời hạn. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được kê khai theo chế độ kê khai hàng năm.

Quy định về báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?

Tại Điều 33 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước;
b) Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy;
c) Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được sử dụng làm cơ sở cho việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, điều chuyển, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng, thanh lý công trình và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản công, phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
đ) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải thực hiện theo đúng quy định; không được tự ý khai thác, sử dụng thông tin khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Nội dung, cấu trúc, phương thức nhập liệu và khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế-kỹ thuật;
b) Bảo đảm tính tương thích, khả tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng

Cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được sử dụng làm cơ sở cho việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán, thanh tra việc đầu tư xây dựng, cải tạo, thanh lý công trình và báo cáo cơ quan nhà nước. Thông tin được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, không được tự ý khai thác, sử dụng thông tin khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

Tại Điều 34 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định giá quy ước để xác định giá trị tài sản khi thực hiện kế toán theo quy định;
b) Chủ trì xây dựng, ban hành chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên phạm vi cả nước để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hình thức cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Quy định chế độ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
b) Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
c) Hướng dẫn xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hình thức cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc tích hợp cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
c) Chỉ đạo việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của địa phương; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.

Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản công do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp, thực hiện các hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tuân thủ quy định của pháp luật bao gồm việt đặt ra các quy định, chỉ đạo, chủ trì việc sử dụng, khai thác các thông tin trên Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Trân trọng!

Thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủy lợi
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thanh lý là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về các trường hợp bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủy lợi
Nguyễn Hữu Vi
813 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào