Trong Chương trình xóa mù chữ nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 5 được quy định như thế nào?

Trong Chương trình xóa mù chữ nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 5 được quy định như thế nào? Quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục Môn Tiếng Việt của Chương trình xóa mù chữ? Định hướng phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Môn Tiếng Việt trong Chương trình xóa mù chữ?

Trong Chương trình xóa mù chữ nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 5 được quy định như thế nào?

Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 5 trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

KỲ 5 (187 tiết)

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

- Đọc đúng các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả. Tốc độ đọc khoảng 80 - 90 tiếng trong 1 phút.

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kỳ 4

- Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.

- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản.

- Hiểu chủ đề của văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.

- Nhận biết được thời gian, địa điểm trong câu chuyện.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.

- Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.

- Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.

- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian

- Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

Quy trình viết

- Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; có mở đầu, triển khai, kết thúc.

Thực hành viết

- Viết được bài tả người, phong cảnh có những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.

- Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.

- Viết được đoạn văn giới thiệu về văn hóa, phong tục, sản vật địa phương,...

- Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài; Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt

2. Vốn từ theo chủ điểm; Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác; Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”; Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng; Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

3. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng; Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng; Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

4. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng; Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng

5. Kiểu văn bản và thể loại

- Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

- Bài văn tả người, phong cảnh

- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

- Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

- Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

6. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Chủ đề

2. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

3. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ

4. Kết thúc câu chuyện

NGỮ LIỆU

1. Văn bản văn học

- Truyện dân gian, truyện ngắn, đoạn (bài) văn miêu tả

- Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

Độ dài của văn bản: truyện khoảng 300 - 350 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 110 - 130 chữ

2. Văn bản thông tin

- Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.

- Văn bản giới thiệu sách, phim

- Chương trình hoạt động; quảng cáo

Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ

3. Gợi ý chọn văn bản: nội dung về đời sống gia đình, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc,...

NÓI VÀ NGHE

Nói

- Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng) cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.

- Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.

- Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.

Nghe

- Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.

Nói nghe tương tác

Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác


Trong Chương trình xóa mù chữ nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt học kỳ 5 được quy định như quy định nêu trên.

Chương trình xóa mù chữ nội dung giáo dục Môn Tiếng Việt (Hình từ Internet)

Quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục Môn Tiếng Việt của Chương trình xóa mù chữ?

Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về chuyên đề học tập trong giáo dục Môn Tiếng Việt của Chương trình xóa mù chữ như sau:

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP (5 tiết/1 chuyên đề)

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

Chuyên đề 1: Chữa một số lỗi phát âm thường gặp


- Phát hiện ra một số lỗi phát âm thường gặp

- Nhận biết và lý giải được nguyên nhân dẫn đến một số lỗi phát âm thường gặp

- Biết cách chữa một số lỗi phát âm thường gặp

1. Một số lỗi phát âm thường gặp

2. Nguyên nhân dẫn đến một số lỗi phát âm thường gặp

3. Cách chữa một số lỗi phát âm thường gặp

Chuyên đề 2: Cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp


- Ghi nhớ một số quy tắc viết chính tả trong tiếng Việt

- Xác định được một số lỗi chính tả thường gặp

- Biết cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp

1. Một số quy tắc viết chính tả trong tiếng Việt

2. Một số lỗi chính tả thường gặp

3. Cách sửa một số lỗi chính tả thường gặp

Chuyên đề 3: Chữa một số lỗi dùng từ thông thường


- Ghi nhớ một số yêu cầu của việc dùng từ

- Nhận biết được một số lỗi dùng từ thông thường

- Biết cách chữa một số lỗi dùng từ thông thường

1. Một số yêu cầu về dùng từ

2. Một số lỗi về từ thông thường

3. Cách chữa một số lỗi về từ thông thường

Chuyên đề 4: Chữa một số lỗi viết câu thông thường


- Ghi nhớ một số yêu cầu về câu trong văn bản

- Nhận biết được một số lỗi viết câu thông thường

- Biết cách chữa một số lỗi dùng từ thông thường

1. Một số yêu cầu về câu trong văn bản

2. Một số lỗi câu sai thông thường

3. Cách chữa một số lỗi câu sai thông thường

Chuyên đề 5: Hướng dẫn điền, hoàn thiện một số văn bản mẫu hiện hành


- Hiểu yêu cầu trong một số văn bản mẫu hiện hành

- Biết cách điền, hoàn thiện nội dung cần thiết vào một số văn bản mẫu hiện hành

1. Yêu cầu trong một số văn bản mẫu hiện hành

2. Cách điền, hoàn thiện nội dung cần thiết vào một số văn bản mẫu hiện hành

Chuyên đề học tập trong giáo dục Môn Tiếng Việt của Chương trình xóa mù chữ sẽ gồm 5 tiết/1 buổi và trong từng buổi sẽ thực hiện các công việc nêu trên.

Định hướng chung phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Môn Tiếng Việt trong Chương trình xóa mù chữ?

Tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng chung phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Môn Tiếng Việt trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Định hướng chung phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Môn Tiếng Việt trong Chương trình xóa mù chữ:
- Chương trình lấy tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong học tập làm phương châm trong việc thực hiện phương pháp dạy học.
- Đối với người lớn, cần chú trọng việc học qua thực hành, trải nghiệm, rèn luyện theo mẫu và thảo luận. Người lớn đã tiếp nhận tiếng Việt một cách tự nhiên trong môi trường xã hội qua các giai đoạn trưởng thành cho nên dạy học tiếng cho người lớn là cố gắng giúp họ ý thức được cách tổ chức của tiếng nói đó và cách sử dụng nó một cách có ý thức (không chỉ hoàn toàn tự nhiên). Việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách phân tích ngữ liệu và đối chiếu những hiện tượng giống nhau (hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa), những hiện tượng khác nhau (hiện tượng trái nghĩa, nhiều nghĩa) của bản thân hệ thống tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong những tình huống khác nhau.

Định hướng chung về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Môn Tiếng Việt trong Chương trình xóa mù chữ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trân trọng!

Chương trình xóa mù chữ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình xóa mù chữ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về đánh giá học viên khuyết tật học Chương trình xóa mù chữ?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về khen thưởng học viên học Chương trình xóa mù chữ?
Hỏi đáp pháp luật
Học viên học Chương trình xóa mù chữ được đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về mục đích đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu chung trong giáo dục môn khoa học Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về yêu cầu về năng lực tự chủ và tự học của học viên Chương trình xóa mù chữ?
Hỏi đáp pháp luật
Cấu trúc chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Định hướng giáo dục khoa học xã hội trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung và yêu cầu trong giáo dục môn khoa học Chương trình xóa mù chữ học kỳ 4 thuộc chủ đề thực vật và động vật được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình xóa mù chữ
Trần Thúy Nhàn
545 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào