Công chức luân chuyển vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức cũ thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ không?
- Có được bảo lưu phụ cấp chức vụ không khi công chức luân chuyển vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức cũ?
- Công chức lãnh đạo bị miễn nhiệm có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
- Công chức quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp mới thấp hơn phụ cấp đang đảm nhiệm thì thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ là bao lâu?
Có được bảo lưu phụ cấp chức vụ không khi công chức luân chuyển vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức cũ?
Tại Điều 64 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển, theo đó:
1. Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
2. Công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Công chức luân chuyển được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có).
4. Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.
Theo đó, khi bạn là công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi được luân chuyển thì trường hợp này bạn được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
Công chức luân chuyển vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức cũ thì có được bảo lưu phụ cấp chức vụ không? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo bị miễn nhiệm có được hưởng phụ cấp chức vụ không?
Theo Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức, cụ thể như sau:
1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Như vậy, công chức lãnh đạo một khi có quyết định miễn nhiệm thì sẽ không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Công chức quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp mới thấp hơn phụ cấp đang đảm nhiệm thì thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ là bao lâu?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Với quy định này thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?