Có vi phạm pháp luật không nếu đội mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng có vi phạm pháp luật không?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
........
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quy định trên, pháp luật chỉ đưa ra mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm và không có quy định mức hình phạt đối với người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Do đó, việc sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn hãy lưu ý sử dụng các sản phảm mũ bảo hiểm có chất lượng tốt.
Có vi phạm pháp luật không nếu đội mũ bảo hiểm kém chất lượng? (Hình từ Internet)
Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?
Theo quy định tại điểm đ, e khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, người điều khiển xe đạp điện vẫn phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Quy định về nguyên tắc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về nguyên tắc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm như sau:
1. Mũ bảo hiểm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và quy định tại điểm 2.3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mủ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy CR.
2. Mũ bảo hiểm chỉ được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN khi kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định sau:
a) Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
b) Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
c) Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
d) Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
Trên đây là quy định của pháp luật về nguyên tắc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm Tháng 11 2024 - Lịch vạn niên Tháng 11 2024 đầy đủ, mới nhất? Tháng 11 âm lịch có ngày lễ lớn nào không?
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Kết hôn cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024?