Doanh nghiệp chế xuất có được dùng ngoại tệ để thanh toán khi thuê doanh nghiệp nội địa gia công không?
- Doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công có được dùng ngoại tệ để thanh toán hay không?
- Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ doanh nghiệp nội địa hay không?
- Doanh nghiệp chế xuất phải thông báo cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu hay không?
Doanh nghiệp chế xuất thuê doanh nghiệp nội địa gia công có được dùng ngoại tệ để thanh toán hay không?
Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối như sau:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
Doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất không được sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch bán hàng hóa trừ trường hợp mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
Do đó, doanh nghiệp chế xuất không được dùng ngoại tệ để thanh toán khi thuê doanh nghiệp nội địa gia công.
Doanh nghiệp chế xuất có được dùng ngoại tệ để thanh toán khi thuê doanh nghiệp nội địa gia công không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chế xuất có cần làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ doanh nghiệp nội địa hay không?
Tại khoản 1 Điều 76 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 52 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công quy định:
1. Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
b) DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất không cần làm thủ tục hải quan khi nhận lại sản phẩm gia công từ doanh nghiệp nội địa.
Doanh nghiệp chế xuất phải thông báo cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu hay không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 53 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 36 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công như sau:
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Công chứng điện tử là gì? Công chứng viên được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi nào?
- Link truy cập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hiện nay?
- Vườn quốc gia Núi Chúa ở nước ta thuộc tỉnh nào?
- Chiến thắng nào đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam?