Dữ liệu về hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu được quản lý như thế nào?

Quản lý dữ liệu hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Chuẩn hóa các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Tính trọng số các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

1. Quản lý dữ liệu hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tại Tiểu mục 3 Mục III Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau: 

3. Quản lý dữ liệu

Chi tiết về dữ liệu được sử dụng trong đánh giá phải được lập thành văn bản. Việc nhận thức không đầy đủ về dữ liệu hiện có hoặc không đủ kiến thức về dữ liệu hiện có, có thể dẫn đến việc thu thập dữ liệu bị trùng lặp.

Tập dữ liệu nên được lưu trữ để tránh mất dữ liệu. Dữ liệu lớn phải được ghi lại một cách có hệ thống kết hợp với các mô tả về nội dung, đặc điểm của các bộ dữ liệu khác nhau và hướng dẫn cho việc diễn giải các giá trị.

2. Chuẩn hóa các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu? 

Theo Tiểu mục 1 Mục IV Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau: 

Tổng hợp các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng cho từng đơn vị không gian (tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực…) có thể sử dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc yêu cầu về mức độ tổng hợp.

Phương pháp định tính hoặc bán định lượng là phương pháp đơn giản để áp dụng. Cách tiếp cận của 02 phương pháp này là sử dụng bảng xếp hạng với thang đo gồm 03 bước hoặc 05 bước (định dạng thang đo phải cụ thể cho từng trường hợp). Việc chấm điểm trên thang đánh giá nên được căn cứ vào thông tin, dữ liệu và các kiến thức tốt nhất hiện có (từ tài liệu, kiến thức chuyên môn, đánh giá của các chuyên gia hoặc các nguồn đáng tin cậy khác).

Phương pháp định lượng có thể được sử dụng để thực hiện việc chuẩn hóa tất cả dữ liệu. Sau khi chuẩn hóa cần xác định trọng số của các chỉ số thành phần:

1. Chuẩn hóa các chỉ số thành phần

Thuật ngữ “chuẩn hóa” đề cập đến việc chuyển đổi các giá trị chỉ số đo trên các thang đo và đơn vị tính khác nhau thành các giá trị không có đơn vị trên một thang đo chung. Phạm vi giá trị tiêu chuẩn thường sử dụng để chuẩn hóa là từ 0 đến 1. Các chỉ số thành phần chuẩn hóa cần được kết hợp với các giá trị ngưỡng đối với các tổn thương, rủi ro trọng yếu của đối tượng đang được xem xét, đánh giá.

Các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng phải được chuẩn hóa riêng biệt theo phạm vi không gian đánh giá và cần phải xác định mối quan hệ là đồng biến hoặc nghịch biến giữa chỉ số thành phần cần chuẩn hóa với chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro để áp dụng công thức tính chuẩn hóa cho phù hợp. Việc xác định mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần với chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro có thể được xác định dựa trên các tài liệu tham khảo, tham vấn chuyên gia hoặc kinh nghiệm từ cộng đồng.

Lưu ý: Các chỉ số thành phần của mức độ nhạy cảm có quan hệ đồng biến với chỉ số tính dễ bị tổn thương - tức là làm gia tăng tính dễ bị tổn thương; còn chỉ số thành phần của khả năng thích ứng lại có quan hệ nghịch biến với chỉ số tính dễ bị tổn thương - tức là làm giảm tính dễ bị tổn thương. Các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương đều có quan hệ đồng biến với chỉ số rủi ro.

Trong trường hợp tương quan giữa chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng và chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro là đồng biến, áp dụng công thức chuẩn hóa sau:

yij =

(Xij - Xmin)

(Xmax - Xmin)

 

(1)

Trong trường hợp tương quan giữa chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng và chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro là nghịch biến, áp dụng công thức chuẩn hóa sau:

yij =

(Xmax - Xij)

(Xmax - Xmin)

 

(2)

Trong đó: i là chỉ số chạy của đơn vị không gian gian (đơn vị không gian có thể là tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực,…), j là chỉ số chạy của chỉ số thành phần;

yij là giá trị chuẩn hóa tại đơn vị không gian thứ i của chỉ số thành phần thứ j;

Xij là giá trị của chỉ số thành phần;

Xmin là giá trị nhỏ nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian;

Xmax là giá trị lớn nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian.

3. Tính trọng số các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau: 

2. Tính trọng số các chỉ số thành phần

Sau khi thực hiện chuẩn hóa các chỉ số thành phần, trọng số của từng chỉ số thành phần cần được tính toán và áp dụng. Trọng số của từng chỉ số thành phần phản ánh mức độ quan trọng quan trọng và sự ảnh hưởng của nó đến tính toán chỉ số về hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Có nhiều cách tính trọng số của từng chỉ số thành phần, tùy thuộc vào mục đích, tính sẵn có của số liệu, nguồn nhân lực, khả năng tài chính,… để lựa chọn các phương pháp tính trọng số cho phù hợp. Một số phương pháp tính trọng số có thể được áp dụng như sau:

- Phương pháp chuyên gia: Các trọng số của các chỉ số thành phần được xác định dựa trên đánh giá của chuyên gia.

- Phương pháp bất cân bằng trọng số: Tính toán trọng số dựa trên độ lệch chuẩn của từng chỉ số thành phần.

- Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP): là một phương pháp định lượng, dùng để đánh giá các phương án và chọn phương án thảo mãn các tiêu chí cho trước. Các chỉ số thành phần sẽ được so sánh với nhau theo từng cặp trong một ma trận và được tính toán bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng. Trọng số của từng chỉ số thành phần tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang.

Trân trọng!

Biến đổi khí hậu
Hỏi đáp mới nhất về Biến đổi khí hậu
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là gì? Nội dung đánh giá tác động biến đổi khí hậu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực trạng biến đổi khí hậu và những giải pháp khắc phục ở Việt Nam nước ta hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì? Bao lâu thì công bố kịch bản biến đổi khí hậu một lần?
Hỏi đáp pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch áp dụng từ ngày 01/10/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Để phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biến đổi khí hậu
Nguyễn Minh Tài
689 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biến đổi khí hậu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biến đổi khí hậu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào