Tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm được quy định như thế nào?
- Quy định về vệ sinh trong tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
- Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
- Quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng với người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
-
- Quy định về trách nhiệm thi hành quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành?
Quy định về vệ sinh trong tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
Theo Điều 15 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
1. Người tổ chức và tham gia tang lễ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực tang lễ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này; chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
Theo đó, việc vệ sinh trong tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm được quy định như sau:
- Người tổ chức và tham gia tang lễ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Vệ sinh nhà tang lễ, khu vực tang lễ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này; chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
Tổ chức tang lễ cho người chết do dịch bệnh nguy hiểm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
Theo Điều 16 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
1. Khi mai táng thi thể, tiến hành rắc một lớp vôi bột xung quanh thành và đáy huyệt trước khi đặt quan tài xuống huyệt. Trước khi lấp đất, rắc một lớp vôi bột ở xung quanh và trên mặt quan tài.
2. Sau khi mai táng, hỏa táng phải vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng, vận chuyển thi thể đến lò hỏa táng, khu vực mai táng, hỏa táng bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt.
3. Người trực tiếp tham gia hoạt động mai táng, hỏa táng sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng) trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc cởi bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
4. Chất thải tiếp xúc trực tiếp với quan tài và phương tiện bảo vệ cá nhân được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
Trên đây là quy định của pháp luật về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm
Quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng với người chết do dịch bệnh nguy hiểm?
Theo Điều 17 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng với người chết do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Vệ sinh trong hoạt động cải táng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng như sau:
1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Quy định về trách nhiệm thi hành quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành?
Theo Điều 18 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
1. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế: chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trong kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn quản lý;
c) Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cộng đồng thực hiện bảo đảm vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng trên địa bàn;
d) Tổ chức tập huấn về biện pháp phòng, chống dịch và xử lý thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm cho người tham gia xử lý thi thể;
đ) Bố trí các nguồn lực cần thiết cho việc tổ chức thực hiện vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?