Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- hiệm vụ và quyền hạn Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
- Chức năng Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra sao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là gì?
hiệm vụ và quyền hạn Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
...
Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của cấp có thẩm quyền trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
b) Xây dựng kế hoạch biên chế dài hạn, hàng năm; quản lý và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho Bảo hiểm xã hội huyện và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
c) Xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện.
d) Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
đ) Tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, cách chức, cho thôi giữ chức vụ, nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp việc thực hiện công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh.
g) Tổ chức thực hiện các công tác: Đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
h) Xây dựng kế hoạch thi đua - khen thưởng và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; thực hiện quy trình khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
i) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức sau khi được phê duyệt theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
k) Quản lý công chức, viên chức và hồ sơ công chức, viên chức; thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức theo phân cấp.
l) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
m) Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự địa phương thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh; thực hiện công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ theo quy định.
n) Quản lý và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm quản lý cán bộ theo phân quyền, trên địa bàn toàn tỉnh.
o) Đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ.
p) Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
q) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức, cán bộ.
r) Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.
s) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:
- Tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của cấp có thẩm quyền trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
- Xây dựng kế hoạch biên chế dài hạn, hàng năm; quản lý và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho Bảo hiểm xã hội huyện và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện và các nhiệm vụ khác đã được nêu trên.
Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra sao?
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về chức năng Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Chức năng:
Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Như vậy, Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là gì?
Tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
...
Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh trong công tác lập và phân bổ dự toán chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm. Tổng hợp dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế toàn tỉnh để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phối hợp với Phòng Quản lý thu xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm; xây dựng các văn bản liên quan đến chi tiêu trong nội bộ đơn vị.
b) Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thực hiện cấp ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện ký hợp đồng và tham gia thẩm định quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
c) Tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản. Tổ chức cấp kinh phí và quản lý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.
d) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi đầu tư xây dựng hàng quý, năm thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
đ) Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ xét duyệt quyết toán quý, năm cho Bảo hiểm xã hội huyện, thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính; quản lý, sử dụng và hạch toán, kế toán các nguồn kinh phí, tài sản theo quy định.
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách địa phương chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
g) Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp; chủ trì, tham mưu thực hiện ký hợp đồng về dịch vụ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội với tổ chức dịch vụ công; thực hiện chuyển kinh phí và thanh quyết toán kinh phí chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đối với các tổ chức dịch vụ công theo quy định.
h) Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
i) Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động theo năm; báo cáo tài chính quỹ bảo hiểm và báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm hàng quý theo quy định.
k) Tham mưu việc hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
l) Quản lý và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm quản lý tài chính kế toán theo phân quyền, trên địa bàn toàn tỉnh.
m) Đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ và cơ chế tài chính áp dụng đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
n) Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
o) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO.
p) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo; theo dõi, lưu giữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế hoạch và quản lý tài chính.
q) Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.
r) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?