Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng như thế nào?
- Chức năng của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra sao?
- Chức năng của Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là gì?
Chức năng của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về chức năng của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Chức năng:
Phòng Cấp sổ, thẻ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và những thay đổi trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Theo đó, Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và những thay đổi trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra sao?
Theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phê duyệt kế hoạch in, cấp phát, quản lý phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
b) Tổ chức thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và ghi, xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của từng đối tượng để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
c) Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong việc cấp, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và các nghiệp vụ liên quan đến công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; theo dõi tăng, giảm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
đ) Quản lý và chịu trách nhiệm về dữ liệu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo phân quyền, trên địa bàn toàn tỉnh.
e) Hướng dẫn sử dụng và tổ chức thực hiện giao dịch điện tử thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
g) Tham gia, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
h) Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
i) Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
k) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO.
l) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp sổ, thẻ.
m) Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
Như vậy, Phòng Cấp sổ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phê duyệt kế hoạch in, cấp phát, quản lý phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
- Tổ chức thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và ghi, xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của từng đối tượng để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong việc cấp, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và các nghiệp vụ liên quan đến công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; theo dõi tăng, giảm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và các nhiệm vụ khác đã được nêu trên.
Chức năng của Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là gì?
Tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 2133/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về chức năng của Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Chức năng:
Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?