Có bị phạt tù không nếu có hành vi khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường?

Chào ban biên tập, tôi đọc báo biết được thông tin hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân khai thác vàng trái phép ở các ngọn núi, việc này làm cho các nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Nghiêm trọng hơn là gây sạt lở đất, gây hậu quả chết người. Ban biên tập giải đáp thắc mắc của tôi là khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường có bị phạt tù không? Cá nhân khai thác vàng trái phép bị phạt bao nhiêu tiền? Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường có bị phạt tù không?

Tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Như vậy, cá nhân có hành vi khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo quy định của pháp luật.

Có bị phạt tù không nếu có hành vi khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường?

Có bị phạt tù không nếu có hành vi khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường? (Hình từ Internet)

Cá nhân khai thác vàng trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 3, 4 và 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a và b khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;
đ) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;
e) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Theo đó, tùy thuộc vào số lượng vàng khai thác trái phép thu được mà cá nhân có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, đồng thời phải thực hiện các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định đã nêu trên.

Pháp nhân khai thác vàng trái phép bị xử lý hình sự như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 điểm b khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây mức xử lý hình sự đối với pháp nhân có hành vi khai thác vàng trái phép theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Phạt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phạt
Hỏi đáp pháp luật
Công an có phạt người nhậu xỉn đi xe đạp về nhà không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị phạt tù không nếu có hành vi khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Đấu giá viên được hạn chế người tham gia đấu giá không?
Hỏi đáp pháp luật
Phù hiệu của xe ô tô kinh doanh hợp đồng có kích thước bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên có cần phải thông báo trước khi nghỉ việc vì bị sếp chửi không?
Hỏi đáp pháp luật
Cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà có được phép chặt không?
Hỏi đáp pháp luật
Tài liệu bí mật nhà nước có bao gồm đề thi học sinh giỏi quốc gia không?
Hỏi đáp pháp luật
Đấu giá viên có vi phạm pháp luật khi điều hành đấu giá tài sản mà không đeo thẻ?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mua bằng tốt nghiệp đại học nhưng chưa sử dụng không?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động có được yêu cầu người lao động thử việc hai lần trên một công việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạt
Nguyễn Hữu Vi
1,799 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào