Giám định pháp y có thời hạn được quy định như thế nào?

Thời hạn giám định pháp y được quy định như thế nào? Quy trình giám định pháp y, biểu mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y, biểu mẫu kết luận giám định pháp y? Nhân lực thực hiện giám định pháp y như thế nào? Các cơ quan có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện giám định pháp y? Mong được tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

Thời hạn giám định pháp y được quy định như thế nào?

Tại Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định thời hạn giám định pháp y như sau:

1. Đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:
a) Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn;
b) Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN và không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn;
c) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
3. Nguyên tắc tính thời hạn giám định, gia hạn thời hạn giám định pháp y và giải quyết vướng mắc trong trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Theo đó, thời hạn giám định pháp y được quy định cụ thể như sau:

- Đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Đối với các trường hợp khác được thực hiện như sau:

+ Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam và không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn;

+ Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN và không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn;

+ Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Giám định pháp y có thời hạn được quy định như thế nào?

Giám định pháp y có thời hạn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình giám định pháp y, biểu mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y, biểu mẫu kết luận giám định pháp y?

Tại Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định quy trình giám định pháp y, biểu mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y, biểu mẫu kết luận giám định pháp y như sau:

Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Ba mươi bảy (37) quy trình giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 1).
2. Mười tám (18) biểu mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 2).
3. Ba mươi sáu (36) biểu mẫu kết luận giám định pháp y (quy định tại Phụ lục 3).


Nhân lực thực hiện giám định pháp y như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định nhân lực thực hiện giám định pháp y như sau:

1. Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
2. Số lượng người thực hiện giám định:
a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
3. Trong trường hợp thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp có nhiều đối tượng cần giám định pháp y, thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y căn cứ vào nhân lực của đơn vị để phân công và phối hợp với các đơn vị thực hiện giám định khác, bảo đảm về tiến độ, nhân lực, thời hạn giám định.

Như vậy, nhân lực thực hiện giám định pháp y bao gồm:

- Giám định viên pháp y;

- Người giúp việc cho giám định viên pháp y.

Các cơ quan có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện giám định pháp y?

Tại Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/03/2023) các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện giám định pháp y như sau:

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức pháp y thuộc thẩm quyền thực hiện quy định ban hành tại Thông tư này.
3. Viện Pháp y Quốc gia - Bộ Y tế:
a) Tập huấn quy trình giám định pháp y và các biểu mẫu ban hành tại Thông tư này đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc;
b) Chỉ đạo tuyến, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Thông tư này của các tổ chức giám định pháp y và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc và báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Tư pháp theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
4. Các tổ chức giám định pháp y và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc:
a) Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan quản lý trực tiếp, đồng thời gửi báo cáo về Viện Pháp y Quốc gia theo quy định điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
b) Thủ trưởng tổ chức giám định pháp y căn cứ văn bằng chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm, nghiệp vụ của giám định viên, phân công người thực hiện giám định, đảm bảo phù hợp với các quy trình giám định pháp y ban hành kèm theo Thông tư này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định pháp y
4,792 lượt xem
Giám định pháp y
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định pháp y
Hỏi đáp Pháp luật
37 quy trình giám định pháp y từ 10/2/2025 theo Thông tư 42/2024/TT-BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục?
Hỏi đáp pháp luật
Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách dạng phân liệt (F60.1)
Hỏi đáp pháp luật
Kết luận giám định giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2)
Hỏi đáp pháp luật
Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội (F60.2)
Hỏi đáp pháp luật
Kết luận giám định pháp y tâm thần bệnh chậm phát triển tâm thần (F70 - F79)
Hỏi đáp pháp luật
Kết luận giám định pháp y tâm thần rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định (F60.3)
Hỏi đáp pháp luật
21 bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần phải thực hiện việc giám định pháp y
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần gồm những cơ sở nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian và hình thức đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định pháp y có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám định pháp y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định pháp y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào