Các trường hợp thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp nào?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý ra sao?
- Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp sau:
- Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý ra sao?
Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ như sau:
3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý như sau:
a) Giao cho cơ quan có tài sản thanh lý để sử dụng vào công tác bảo trì đối với tài sản còn sử dụng được: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao vật liệu, vật tư thu hồi đưa vào sử dụng; trong trường hợp này, giá trị vật liệu, vật tư được giảm trừ trong dự toán, Hợp đồng bảo trì;
b) Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển cho cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Bán vật liệu, vật tư không có nhu cầu sử dụng.
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ được xử lý như sau:
- Giao cho cơ quan có tài sản thanh lý để sử dụng vào công tác bảo trì đối với tài sản còn sử dụng được: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao vật liệu, vật tư thu hồi đưa vào sử dụng; trong trường hợp này, giá trị vật liệu, vật tư được giảm trừ trong dự toán, Hợp đồng bảo trì;
- Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển cho cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?
Tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
4. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản thanh lý theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do thanh lý): 01 bản chính;
c) Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
5. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý quy định tại khoản 4 Điều này gửi cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều nay xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp. Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
c) Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý); hình thức thanh lý; hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định. Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
đ) Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?