Quy định về phí, lệ phí đường thủy nội địa như thế nào?
Phí, lệ phí đường thủy nội địa được quy định ra sao?
Tại Điều 17 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về phí, lệ phí đường thủy nội địa như sau:
1. Danh mục phí, lệ phí đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước ủy quyền cho cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện thu phí, lệ phí đường thủy nội địa.
Theo đó, danh mục phí, lệ phí đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Phí, lệ phí đường thủy nội địa được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa ra sao?
Tại Điều 15 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
1. Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là khoản tiền doanh nghiệp thuê, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản phải trả cho Nhà nước để được sử dụng, khai thác tài sản theo Hợp đồng ký kết.
2. Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bao gồm giá thu cố định và giá thu biến đổi.
Riêng trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản là nhà kho, bến bãi riêng lẻ tại cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, giá khởi điểm cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm cho thuê và tương đương về mục đích cho thuê.
3. Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định như sau:
a) Giá thu cố định được xác định trên cơ sở hao mòn tài sản, tiền trả nợ gốc và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý, khai thác tài sản;
b) Giá thu biến đổi được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hằng năm;
c) Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản lựa chọn giá khởi điểm để đấu giá là giá thu cố định hoặc giá thu biến đổi theo nguyên tắc ưu tiên giá thu cố định khi có đầy đủ các yếu tố để xác định giá thu cố định; cụ thể như sau: Trường hợp đấu giá mức giá thu cố định thì giá thu biến đổi được giữ ổn định; trường hợp đấu giá mức giá thu biến đổi thì giá thu cố định được giữ ổn định.
4. Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm chuyển nhượng theo đánh giá lại, thời gian tính hao mòn tài sản còn lại, giá trị đầu tư bổ sung, doanh thu và chi phí ước tính từ việc khai thác tài sản trong thời hạn chuyển nhượng.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn với đất mặt nước không sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trong cơ cấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản không bao gồm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn với đất, mặt nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trong cơ cấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản bao gồm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
Như vậy, giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bao gồm giá thu cố định và giá thu biến đổi. Riêng trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản là nhà kho, bến bãi riêng lẻ tại cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, giá khởi điểm cho thuê quyền khai thác tài sản được xác định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm cho thuê và tương đương về mục đích cho thuê.
Khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
1. Việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản lập Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước gửi Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan về Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan.
3. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác quỹ đất, mặt nước gồm:
a) Căn cứ, sự cần thiết của Đề án;
b) Diện tích đất, mặt nước dự kiến khai thác;
c) Hình thức sử dụng đất, mặt nước;
d) Tổng mức đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
đ) Dự kiến số tiền thu được từ việc khai thác quỹ đất, mặt nước;
e) Các thông tin khác liên quan đến việc khai thác quỹ đất, mặt nước;
g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?