Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được thông qua như thế nào?

Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào? Thực hiện chính sách tiền lương theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào? Giám sát và kiểm toán việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào?

Tại Điều 1 Nghị quyết 69/2022/QH15 (có hiệu lực từ 26/12/2022) quy định thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như sau:

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm hai mươi nghìn, bảy trăm bốn mươi bốn tỷ đồng).
2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng (hai triệu, không trăm bảy mươi sáu nghìn, hai trăm bốn mươi bốn tỷ đồng).
3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 455.500 tỷ đồng (bốn trăm năm mươi lăm nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 430.500 tỷ đồng (bốn trăm ba mươi nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 4,18% GDP;
Bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng (hai mươi lăm nghìn tỷ đồng), tương đương 0,24% GDP.
4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 648.213 tỷ đồng (sáu trăm bốn mươi tám nghìn, hai trăm mười ba tỷ đồng).
(Kèm theo các phụ lục số I, II, III và IV)

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được thông qua với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm hai mươi nghìn, bảy trăm bốn mươi bốn tỷ đồng).Các tổng số thu chi khác được quy định cụ thể ở trên.

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được thông qua như thế nào?

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được thông qua như thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện chính sách tiền lương theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 (có hiệu lực từ 26/12/2022) quy định thực hiện chính sách tiền lương theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như sau:

1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.
2. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
3. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023 - 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương như quy định tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.

Thực hiện chính sách tiền lương theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được quy định cụ thể ở trên.

Giám sát và kiểm toán việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị quyết 69/2022/QH15 (có hiệu lực từ 26/12/2022) quy định giám sát và kiểm toán việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước như sau:

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiến hành kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiến hành kiểm toán việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Dự toán ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dự toán ngân sách nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được thông qua như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự toán ngân sách nhà nước
584 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự toán ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự toán ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào