Theo quy định hiện hành, trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định ra sao?
Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 45 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến.
5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
6. Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
7. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
9. Quốc hội thảo luận.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
11. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự trên.
Theo quy định hiện hành, trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 46 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội bao gồm:
a) Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày tờ trình;
b) Đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận;
d) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
đ) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội theo trình tự trên.
Quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 47 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ủy ban lâm thời;
b) Dự thảo nghị quyết về việc thành lập Ủy ban lâm thời.
Dự thảo nghị quyết quy định nhiệm vụ, quyền hạn, danh sách thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời;
c) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình;
b) Quốc hội thảo luận;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
d) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Quyết định thành lập Ủy ban lâm thời trong kỳ họp Quốc hội được quy định cụ thể ở trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?