Quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;
b) Quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
Trên đây là quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm:
a) Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hằng năm theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước của tài sản (thuộc trung ương và địa phương) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm theo quy định, giá trị quyết toán được phê duyệt;
c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi giá trị quyết toán của dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản phải thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán;
d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ kế toán, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa ra sao?
Tại Điều 8 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:
a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:
Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:
Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
c) Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này đối với từng hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
4. Việc lựa chọn tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong thời gian cho thuê quyền khai thác mà doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết;
c) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác mà doanh nghiệp nhận chuyển nhượng thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?