Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?
Tại Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH nguyên tắc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
1. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.
2. Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo chính khóa; phù hợp với ngành, nghề đào tạo, lĩnh vực đào tạo, thuần phong mỹ tục Việt Nam và không trái với quy định của pháp luật.
3. Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên phải đảm bảo tính logic, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các cấp trình độ.
4. Quá trình tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và doanh nghiệp.
5. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, thời lượng, phương pháp, chất lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên.
Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên được thực hiện theo 05 nguyên tắc trên.
Việc lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên như sau:
1. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ là một nội dung độc lập, được lồng ghép trong chương trình chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa một cách logic, khoa học và phù hợp.
2. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên được lồng ghép vào từng mô-đun, môn học, bài giảng cụ thể hoặc được thiết kế thành các mô-đun, môn học độc lập của khóa học.
3. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên là nội dung bắt buộc hoặc không bắt buộc của khóa học.
Phương pháp lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên được quy định như trên.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khi lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên khi lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ như sau:
1. Việc đánh giá kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ của học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua kết quả kiểm tra cuối mỗi môn học có lồng ghép kiến thức, kỹ năng bổ trợ.
2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể về việc đánh giá kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ của học sinh, sinh viên.
3. Kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Việc đánh giá kết quả học tập kiến thức, kỹ năng bổ trợ của học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua kết quả kiểm tra cuối mỗi môn học có lồng ghép kiến thức, kỹ năng bổ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?