Thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 có nguồn ngân sách nhà nước được bố trí như thế nào?
Nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho việc thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) nguồn ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách, trong đó:
a) Ngân sách trung ương bố trí kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện; đồng thời lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung liên quan;
Đối với Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: Giai đoạn 2021 - 2025 bố trí chung trong kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, được phê duyệt tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; giai đoạn 2026 - 2030 bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Ngân sách địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do địa phương chủ trì triển khai thực hiện và các nhiệm vụ được ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định tại điểm a Khoản này.
Ngân sách trung ương bố trí kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện; đồng thời lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung liên quan. Ngân sách địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do địa phương chủ trì triển khai thực hiện và các nhiệm vụ được ngân sách trung ương hỗ trợ.
Thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 có nguồn ngân sách nhà nước được bố trí như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân bổ dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) quy định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ của Chương trình, tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định các nhiệm vụ của Chương trình, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách trung ương, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, rà soát;
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình; tổng hợp và rà soát nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kèm theo các căn cứ thuyết minh, tổng hợp chung trong báo cáo dự toán của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gửi Bộ Tài chính;
c) Trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và khả năng cân đối ngân sách trung ương, Bộ Tài chính thông báo tổng kinh phí thực hiện Chương trình cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Căn cứ số thông báo dự toán thực hiện Chương trình của Bộ Tài chính và nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kinh phí hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì lập phương án phân bổ dự toán cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có liên quan, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào phương án phân bổ dự toán ngân sách trung ương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
đ) Căn cứ dự toán kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân các địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị có liên quan bảo đảm theo đúng nội dung của từng nhiệm vụ thuộc Chương trình đã được cấp có thẩm quyền giao.
Phân bổ dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 căn cứ dựa trên những nguyên tắc quy định trên.
Chi bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) quy định chi bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 như sau:
a) Tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
b) Biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
c) Tổ chức các cuộc thi, hoạt động chuyên môn, chuyên ngành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa: Tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức các cuộc thi thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mức chi thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 sẽ chi cho các khoản:
Tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa;
Biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
Tổ chức các cuộc thi, hoạt động chuyên môn, chuyên ngành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?