Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia? Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Chọn điểm trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Xây dựng mốc trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?  Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

Chọn điểm trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

2. Chọn điểm trọng lực
a) Mốc trọng lực phải được đặt tại khu vực có điều kiện địa chất - thổ nhưỡng ổn định, chắc chắn, không có nguy cơ tác động do con người và tự nhiên gây ra, đảm bảo việc xác định gia tốc lực trọng trường với độ chính xác cao và sử dụng lâu dài;
b) Mốc trọng lực cơ sở được đặt trong các nhà xây kiên cố. Phòng đặt mốc có diện tích hữu ích tối thiểu 8 m2, khoảng cách từ mặt trên của mốc tới trần nhà phải lớn hơn 3 m đồng thời đảm bảo các điều kiện kỹ thuật trong quá trình đo trọng lực. Nhà đặt mốc phải được xây dựng ổn định trên 5 năm tính đến thời điểm chôn mốc trọng lực. Trường hợp đặc biệt không chọn được điểm trọng lực trong các nhà kiên cố được phép đặt ở ngoài trời nhưng phải đảm bảo các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Các mốc trọng lực hạng I, hạng II được đặt ở ngoài trời.

Chọn điểm trọng lực quốc gia dựa trên:

Mốc trọng lực phải được đặt tại khu vực có điều kiện địa chất - thổ nhưỡng ổn định, chắc chắn, không có nguy cơ tác động do con người và tự nhiên gây ra, đảm bảo việc xác định gia tốc lực trọng trường với độ chính xác cao và sử dụng lâu dài;

Mốc trọng lực cơ sở được đặt trong các nhà xây kiên cố.

Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia?

Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia? (Hình từ Internet)

Xây dựng mốc trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Xây dựng mốc trọng lực.
a) Mốc trọng lực được làm bằng bê tông cốt thép, mác M25 (39TCVN 6025:1995) trở lên, mặt mốc có độ cao tối thiểu ngang mặt đất có gắn dấu mốc bằng đồng;
b) Quy cách mốc trọng lực cơ sở được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Quy cách mốc, tường vây trọng lực hạng I được quy định tại Mẫu số 02a, Mẫu số 02b ban hành kèm theo Thông tư này. Quy cách mốc, tường vây trọng lực hạng II được quy định tại Mẫu số 03a, Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc xây dựng, bàn giao mốc trọng lực được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.

Xây dựng mốc trọng lực quốc gia được quy định cụ thể tại điều trên.

Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định phương tiện đo trọng lực, theo đó:

1. Phương tiện đo trọng lực là các phương tiện đo chuyên dùng để xác định gia tốc lực trọng trường. Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm 3 nhóm: nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối, nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tương đối và nhóm đo gradient đứng gia tốc lực trọng trường.
2. Phương tiện đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối là phương tiện đo trực tiếp giá trị gia tốc lực trọng trường, gồm 2 nhóm: nhóm có độ chính xác ≤ ± 0,005 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực cơ sở; nhóm có độ chính xác ≤ ± 0,015 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực hạng I.
3. Phương tiện đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tương đối là phương tiện đo hiệu gia tốc lực trọng trường giữa hai điểm, gồm 2 nhóm: nhóm có độ chính xác xác định hiệu gia tốc lực trọng trường ≤ ± 0,020 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực hạng I; nhóm có độ chính xác ≤ ± 0,035 mGal phục vụ cho việc xây dựng mạng lưới trọng lực hạng II.
4. Phương tiện đo gradient đứng gia tốc lực trọng trường là phương tiện đo xác định trực tiếp giá trị gradient đứng tại vị trí đo. Phương tiện đo gradient đứng có các cảm biến gia tốc theo cặp. Trong mỗi cặp, các cảm biến được đặt cách nhau một khoảng cách cụ thể và hướng xác định để thu được độ chênh gia tốc lực trọng trường theo hướng đó và hiển thị ra kết quả là gradient.

Phương tiện đo trọng lực là các phương tiện đo chuyên dùng để xác định gia tốc lực trọng trường. Phương tiện đo mạng lưới trọng lực quốc gia gồm 3 nhóm: nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tuyệt đối, nhóm đo gia tốc lực trọng trường theo phương pháp trọng lực tương đối và nhóm đo gradient đứng gia tốc lực trọng trường.

Trân trọng!

Mạng lưới trọng lực quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mạng lưới trọng lực quốc gia
Hỏi đáp pháp luật
Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia? Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia?
Hỏi đáp pháp luật
Gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết kế như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mạng lưới trọng lực quốc gia
Nguyễn Minh Tài
770 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mạng lưới trọng lực quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng lưới trọng lực quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào