Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần được quy định như thế nào?
- Quy định về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
- Quy định về băng tần được đấu giá và gia hạn giấy phép sử dụng băng tần trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
- Quy định về giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
Quy định về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần như sau:
1. Việc đấu giá thực hiện theo pháp luật về đấu giá tài sản và Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Phương án tổ chức đấu giá và tổ chức đấu giá. Phương án tổ chức đấu giá gồm các nội dung sau:
a) Điều kiện tham gia đấu giá;
b) Thông tin về băng tần đấu giá và các khối băng tần đấu giá;
c) Giá khởi điểm, bước giá và tiền đặt trước; d) Hình thức, phương thức tổ chức đấu giá; đ) Xử lý tình huống đấu giá (nếu có);
e) Các nội dung khác có liên quan.
Phương án tổ chức đấu giá phải được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông không muộn hơn 5 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp trúng đấu giá nhiều khối băng tần, doanh nghiệp được cấp phép các khối băng tần liền kề theo Quy chế cuộc đấu giá.
4. Xử lý tình huống đấu giá trong trường hợp chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá, một doanh nghiệp tham gia đấu giá, một doanh nghiệp trả giá
a) Trường hợp đấu giá lại các khối băng tần sau cuộc đấu giá không thành, tại cuộc đấu giá lại, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá hoặc có nhiều doanh nghiệp trả giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì khối băng tần được bán cho doanh nghiệp đó. Việc bán khối băng tần cho doanh nghiệp quy định tại khoản này phải được quy định tại Phương án tổ chức đấu giá do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
b) Việc đấu giá tài sản trong trường hợp quy định tại điểm a khoản này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản quy định chi tiết Luật đấu giá tài sản, quy định của Nghị định này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về quá trình đấu giá và biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá trong trường hợp này ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật về đấu giá phải thể hiện quá trình đấu giá chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá hoặc có nhiều doanh nghiệp trả giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;
d) Việc phê duyệt và công bố kết quả đấu giá được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Như vậy, việc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần thực hiện theo pháp luật về đấu giá tài sản.
Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về băng tần được đấu giá và gia hạn giấy phép sử dụng băng tần trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định về băng tần được đấu giá và gia hạn giấy phép sử dụng băng tần trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện, bao gồm:
a) Băng tần lần đầu được cấp giấy phép sử dụng băng tần;
b) Băng tần đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần.
2. Băng tần thuộc điểm b khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua đấu giá khi giấy phép sử dụng băng tần hết thời hạn, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Tần số vô tuyến điện.
3. Đối với băng tần thuộc điểm b khoản 1 Điều này, doanh nghiệp được xem xét gia hạn giấy phép sử dụng băng tần sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ, đúng hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Mức thu được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Phương thức thu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Băng tần được đấu giá và gia hạn giấy phép sử dụng băng tần bao gồm:
Băng tần lần đầu được cấp giấy phép sử dụng băng tần;
Băng tần đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần.
Quy định về giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 88/2021/NĐ-CP quy định về giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần như sau:
1. Giá khởi điểm của khối băng tần được xác định như sau:
Trong đó:
GKĐ là giá khởi điểm, đơn vị tính bằng Đồng Việt Nam;
MTCSMHz là mức thu cơ sở được xác định, quyết định theo Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Nghị định này;
Bw là độ rộng của khối băng tần cần xác định giá khởi điểm, đơn vị tính là Mê-ga-héc (MHz). Trường hợp cần xác định giá khởi điểm của một Mê-ga-héc (MHz) thì Bw = 01 MHz.
T là thời gian được phép sử dụng băng tần, đơn vị tính là năm.
2. Trường hợp đấu giá lại khối băng tần sau lần đấu giá không thành và đã có giá trúng đấu giá của khối băng cùng loại trước đó, giá khởi điểm được xác định như sau:
Trong đó:
GKĐ là giá khởi điểm, đơn vị tính bằng Đồng Việt Nam;
Bw là độ rộng của khối băng tần cần xác định giá khởi điểm, đơn vị tính là Mê-ga-héc (MHz). Trường hợp cần xác định giá khởi điểm của một Mê-ga-héc (MHz) thì Bw = 01 MHz;
T là thời gian được phép sử dụng băng tần, đơn vị tính bằng năm;
GTCN là giá trúng đấu giá cao nhất trước đó của các khối băng tần cùng loại
tính theo 01 MHz cho 01 năm sử dụng, đơn vị tính là Đồng Việt Nam/MHz/năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?