Pháp luật quy định trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ra sao?
Trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội như thế nào?
Tại Điều 4 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội.
2. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng Đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn. Khi Trưởng Đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng Đoàn được Trưởng Đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng Đoàn.
Như vậy,
- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội.
- Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng Đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn. Khi Trưởng Đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng Đoàn được Trưởng Đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng Đoàn.
Pháp luật quy định trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ra sao? (Hình từ Internet)
Những người nào được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội?
Tại Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội như sau:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại khoản này được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp đồng ý hoặc yêu cầu.
2. Khách mời danh dự trong nước,khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc khách mời danh dự trong nước phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội; xem xét việc khách mời danh dự quốc tế phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
4. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
5. Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định.
Theo đó, những người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội bao gồm những cá nhân được pháp luật quy định nêu trên.
Lưu trữ tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về lưu trữ tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội như sau:
Tài liệu chính thức phục vụ kỳ họp Quốc hội, luật, nghị quyết của Quốc hội, biên bản, tài liệu ghi âm của các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội, phiếu biểu quyết và các tài liệu khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Do đó, tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chính trị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?