Việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp và các bên có liên quan đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 được quy định như thế nào?
- Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp và các bên có liên quan đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
- Nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn năm 2021- 2025?
- Các nhiệm vụ cụ thể trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn năm 2021- 2025?
Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp và các bên có liên quan đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
Tại Tiết 2 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
2. Hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và các bên có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan
Để đảm bảo triển khai chuyển đổi số của ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý từ khâu đầu đến khâu cuối, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bên có liên quan, cụ thể gồm:
- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số thì Tổng cục Hải quan sẽ lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phương tiện thông tin đại chúng,... trước khi ban hành hoặc đưa vào thực hiện chính thức.
- Khi triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện.
- Nghiên cứu, công bố các chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin của Tổng cục Hải quan, yêu cầu kết nối để tiến hành kết nối, trao đổi thông tin khi triển khai hệ thống CNTT mới của Tổng cục Hải quan để các doanh nghiệp và các bên liên quan biết, phối hợp thực hiện.
- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Theo đó, việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp và các bên có liên quan đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 bao gồm:
- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số thì Tổng cục Hải quan sẽ lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phương tiện thông tin đại chúng,... trước khi ban hành hoặc đưa vào thực hiện chính thức.
- Khi triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện.
- Nghiên cứu, công bố các chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin của Tổng cục Hải quan, yêu cầu kết nối để tiến hành kết nối, trao đổi thông tin khi triển khai hệ thống CNTT mới của Tổng cục Hải quan để các doanh nghiệp và các bên liên quan biết, phối hợp thực hiện.
- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp và các bên có liên quan đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn năm 2021- 2025?
Theo Tiểu tiết 3.1 Tiết 3 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN là xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Việc thực hiện Đề án theo các giai đoạn, lộ trình phù hợp với các mục tiêu chính sau:
- 100% các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tham gia và triển khai Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- 100% Bộ, ngành, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được kết nối với hải quan thông qua NSW. Thông tin về quản lý chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hải quan được hệ thống tự động sử dụng trực tiếp để hỗ trợ quá trình làm thủ tục hải quan.
- Dữ liệu và thông tin về quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được số hóa và chia sẻ đầy đủ, kịp thời tới các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan nhằm phục vụ: (1) Thực hiện các thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại; (2) Giám sát của các cấp quản lý, điều hành. (3) Tìm ra các điểm bất cập trong chính sách, quy trình thủ tục để có giải pháp cải tiến, điều chỉnh phù hợp.
- Cung cấp các tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ để thực thi chính sách, pháp luật và thực hiện thủ tục hành chính hiệu quả thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hiện đại hóa thủ tục hành chính, đảm bảo minh bạch thông tin, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
- Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nền tảng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước tập trung (tiến tới xử lý tập trung) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Toàn bộ các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp sử dụng thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải được kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN là xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
Nhiệm vụ trên được thực hiện theo các giai đoạn, lộ trình phù hợp với các mục tiêu chính được nêu cụ thể như trên.
Các nhiệm vụ cụ thể trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn năm 2021- 2025?
Căn cứ Tiểu tiết 3.1 Tiết 3 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu chuyển đổi số của ngành Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN cần được số hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Trên cơ sở các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN được số hóa, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành rà soát, hài hòa hóa và thống nhất bộ chỉ tiêu thông tin triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN với định hướng tái cấu trúc Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc kết nối giữa hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan, hệ thống CNTT phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN với hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để đảm bảo thông tin người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp một lần và sử dụng nhiều lần.
Trên đây là các nhiệm vụ cụ thể trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn năm 2021- 2025 theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?