Trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Quy định về trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học? Quy định về chính sách hỗ trợ người học trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học? Quy định về đối tượng và tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học? Câu hỏi của chị Hiền (Ninh Thuận)

Quy định về trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học?

Theo Điều 3 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Trình độ và ngành đào tạo trong phạm vi Đề án bao gồm:

+ Đào tạo trình độ tiến sĩ tất cả các ngành; ưu tiên những ngành được xác định cần tập trung đào tạo trong chiến lược phát triển nhân lực trình độ cao của Việt Nam ở từng thời điểm cho đến năm 2030 và trong giai đoạn tiếp theo;

+ Đào tạo trình độ thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao.

- Hình thức đào tạo bao gồm:

+ Đào tạo tập trung toàn thời gian trong nước;

+ Đào tạo tập trung toàn thời gian ở nước ngoài;

+ Liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ một phần thời gian học tập trung trong nước và một phần thời gian học tập trung ở nước ngoài, trong đó thời gian đào tạo ở nước ngoài tối đa không quá 02 năm.

Trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Trình độ, ngành đào tạo và hình thức đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về chính sách hỗ trợ người học trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học?

Theo Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về chính sách hỗ trợ người học trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Kinh phí hỗ trợ cho người học tập trung toàn thời gian trong nước bao gồm:

+ Học phí nộp cho cơ sở đào tạo;

+ Chi phí hỗ trợ học tập, nghiên cứu;

+ Chi phí hỗ trợ 01 lần cho người học tiến sĩ tham dự hội thảo, hội nghị ở nước ngoài hoặc thực tập ngắn hạn ở nước ngoài tối đa 03 tháng trong thời gian học tập, nghiên cứu.

- Kinh phí hỗ trợ cho người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài bao gồm:

+ Học phí nộp cho cơ sở đào tạo;

+ Chi phí hỗ trợ học tập, nghiên cứu.

- Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, người học được nhận kinh phí hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này khi học tập, nghiên cứu trong nước và theo quy định tại khoản 2 Điều này khi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

- Kinh phí hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Thông tư này; được tính từ thời điểm người học nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo hoặc từ thời điểm quyết định có hiệu lực đối với người học tiến sĩ; nhưng tối đa không quá 04 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 02 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ.

- Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này với nội dung chi và mức chi cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không bao gồm chi phí đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có) cho người học trước khi nhập học các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chính thức.

Quy định về đối tượng và tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học?

Theo Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT quy định về đối tượng và tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học như sau:

1. Giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn được tham gia tuyển chọn để nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là công dân Việt Nam, tuổi không quá 40 tính đến năm tham gia tuyển chọn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để đi học; không trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật khi tham gia tuyển chọn đi học toàn thời gian ở nước ngoài;
b) Tham gia tuyển chọn đi học tiến sĩ, thạc sĩ hoặc đang theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ lần đầu tiên;
c) Giảng viên cơ hữu đã đáp ứng điều kiện tuyển sinh của chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo dự kiến tiếp nhận học chính thức trong năm đăng ký tuyển chọn hoặc năm kế tiếp liền kề; hoặc giảng viên nguồn, giảng viên cơ hữu đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ phải còn thời gian học tập, nghiên cứu ít nhất từ 18 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn;
d) Chưa nhận hoặc chưa cam kết nhận học bổng toàn phần từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn kinh phí khác cho việc học tập, nghiên cứu ở trình độ dự tuyển tính đến thời điểm được tuyển chọn.
2. Đối tượng tham gia tuyển chọn để được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án khi đi học thạc sĩ phải là giảng viên cơ hữu giảng dạy những ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao của các cơ sở cử đi thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.

Như vậy, đối tượng tham gia tuyển chọn trong đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học gồm Giảng viên cơ hữu, giảng viên nguồn được tham gia tuyển chọn.

Trân trọng!

Đào tạo tiến sĩ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đào tạo tiến sĩ
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đề nghị nhận nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình xem xét giao nhiệm vụ đào tạo tiền tiến sĩ theo Đề án 911
Hỏi đáp pháp luật
Cải thiện chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn bảo quản tài liệu về đào tạo tiến sĩ
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn và cơ sở đào tạo tiến sĩ trong nước theo Đề án 911
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đào tạo tiến sĩ
Trần Thúy Nhàn
1,492 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đào tạo tiến sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo tiến sĩ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào