Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa?
Theo Điều 6 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa như sau :
- Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
+ Nhóm chữ: Gồm các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Nhóm số: Gồm 04 số được đánh thứ tự từ 0001 đến 9999; những địa phương có số lượng trên 10.000 phương tiện được dùng nhóm số gồm 05 số sau khi đã sử dụng hết nhóm số gồm 04 số; nhóm số được kẻ phía sau các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện được quy định như sau:
+ Chiều cao tối thiểu: 200 mm;
+ Chiều rộng nét tối thiểu: 30 mm;
+ Khoảng cách giữa các chữ hoặc số: 30 mm.
- Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu nền nơi kẻ.
- Vị trí kẻ số đăng ký của phương tiện:
+ Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;
+ Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;
+ Trường hợp phương tiện không có cabin mà chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định, cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất;
+ Trường hợp phương tiện chở khách có sức chở trên 12 người, ngoài việc kẻ số đăng ký còn phải niêm yết cả số lượng người được phép chở ở phía trên số đăng ký của phương tiện.
Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về nội dung của số đăng ký phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về nội dung của số đăng ký phương tiện thủy nội địa bao gồm như sau :
- Số thứ tự, số đăng ký.
- Tên phương tiện, ngày, tháng, năm cấp.
- Tên, địa chỉ của chủ phương tiện.
- Cấp phương tiện, công dụng, năm đóng và nơi đóng.
- Chiều dài thiết kế, chiều dài lớn nhất.
- Chiều rộng thiết kế, chiều rộng lớn nhất.
- Chiều cao mạn, chiều chìm.
- Mạn khô, vật liệu vỏ.
- Số lượng, kiểu và công suất máy chính.
- Trọng tải toàn phần, sức kéo, sức đẩy, số người được phép chở.
- Ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ phía mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.
Quy định về tên của phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về tên của phương tiện thủy nội địa như sau:
- Ngoài số đăng ký phương tiện do cơ quan đăng ký phương tiện cấp, phương tiện có thể có tên riêng.
- Tên của phương tiện do chủ phương tiện đặt nhưng không được trùng với tên phương tiện thủy nội địa đã đăng ký trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa của cơ quan đăng ký phương tiện. Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên phương tiện, chủ phương tiện phải tuân theo quy định của pháp luật về văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?