Thừa phát lại lập vi bằng cho em của vợ có được không?
Có được lập vi bằng cho em của vợ hay không?
Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:
Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Như vậy, thừa phát lại không được lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích đối với em ruột của vợ mình. Nếu anh rể bạn lập vi bằng cho bạn thì sẽ bị phạt tiền đến 15 triệu đồng và bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung, khắc phục hậu quả.
Thừa phát lại lập vi bằng cho em của vợ có được không? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận về việc lập vi bằng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thỏa thuận về việc lập vi bằng như sau:
- Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung vi bằng cần lập;
+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
+ Chi phí lập vi bằng;
+ Các thỏa thuận khác (nếu có).
- Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Vi bằng phải đảm bảo nội dung và hình thức thế nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:
- Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
+ Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
+ Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
- Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?