Có thể làm Kiểm sát viên khi tốt nghiệp đại học không thuộc chuyên ngành luật không?
Tốt nghiệp đại học không thuộc chuyên ngành luật có thể làm Kiểm sát viên được không?
Căn cứ Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên như sau:
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, muốn làm Kiểm sát viên thì bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên (tức phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật) và đáp ứng các điều kiện khác quy định ở trên. Trường hợp bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh kế không đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên, tuy nhiên bạn có thể học văn bằng 2 về cử nhân luật để thực hiện mong muốn làm Kiểm sát viên của mình.
Có thể làm Kiểm sát viên khi tốt nghiệp đại học không thuộc chuyên ngành luật không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu ngạch Kiểm sát viên trong Viện kiểm sát nhân dân?
Theo Điều 76 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định ngạch Kiểm sát viên như sau:
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân sẽ bao gồm 4 ngạch Kiểm sát viên bao gồm: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp.
Làm Kiểm sát viên sơ cấp bao nhiêu năm mới được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp?
Tại Điều 78 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp như sau:
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Như vậy, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp thì bắt buộc phải làm Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm và đáp ứng các điều kiện khác quy định trên.
Trân trọng!

- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm những đơn vị nào?
- Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023?
- Tổng hợp hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực Phòng chống rửa tiền hiện hành?
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Những mục tiêu nào được đề ra trong việc phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022?