Có bị phạt khi đèn báo hãm của xe ô tô bị hỏng không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Đèn báo hãm xe ô tô của tôi đã bị hỏng 3 ngày nhưng tôi chưa đi sửa lại. Ngày 23/11, tôi đã bị cảnh sát giao thông bắt lại và phạt 400.000 đồng vì không có đèn báo hãm. Cho tôi hỏi là cảnh sát giao thông phạt có đúng không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Đèn báo hãm của xe ô tô bị hỏng thì có bị phạt không?

Tại Điểm d Khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

Theo Khoản 2 và Điểm a Khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

Như vậy, theo quy định trên xe ô tô khi tham gia giao thông thì phải đảm bảo là phải có đèn báo hãm. Đèn báo hãm xe ô tô của bạn đã bị hỏng 03 ngày mà bạn chưa sửa chứng tỏ là phương tiện của bạn chưa đảm bảo đủ điều kiện để tham gia giao thông nên việc bạn bị phạt là đúng quy định.

Với lỗi không có đèn báo hãm của xe ô tô thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, do đó cảnh sát giao thông phạt bạn 400.000 đồng là đúng với quy định của pháp luật. Ngoài ra, buộc bạn phải sửa chữa, thay thế đèn báo hãm mới cho xe ô tô của bạn.

Có bị phạt khi đèn báo hãm của xe ô tô bị hỏng không?

Có bị phạt khi đèn báo hãm của xe ô tô bị hỏng không? (Hình từ Internet)

Xe máy không có đèn báo hãm bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Do đó, theo quy định trên nếu xe máy không có đèn báo hãm thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt đối với xe không có đèn báo hãm không?

Tại Khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm d Khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
d) Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
e) Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.

Như vậy, theo quy định trên cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với xe cơ giới không có đèn báo hãm.

Trân trọng!

Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của xe ô tô phạt đến 40 triệu năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không thắt dây an toàn 2025 phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi không thắt dây an toàn ghế phụ là bao nhiêu 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hay bên phải sẽ bị xử phạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ hoàn toàn những Điều nào tại Nghị định 100?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu buông cả hai tay khi lái?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong VPHC về an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lắp gương chiếu hậu như thế nào để không bị phạt 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 bãi bỏ một số điểm, khoản, điều nào tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm giao thông
1,160 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào