Quy định về nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện?
- Nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Hình thức kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Thành lập đoàn kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Thời hạn và tần suất kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ tần số vô tuyến điện như thế nào?
Nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định nguyên tắc kiểm tra như sau:
1. Hoạt động kiểm tra phải tuân thủ pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định tại Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Hoạt động kiểm tra đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian với hoạt động thanh tra.
Nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện phải tuân thủ pháp luật về tần số vô tuyến điện; phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian với hoạt động thanh tra.
Quy định về nguyên tắc kiểm tra tần số vô tuyến điện? (Hình từ Internet)
Hình thức kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định hình thức kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện hoặc giải quyết nhiễu có hại.
Kiểm tra tần số vô tuyến điện dưới 02 hình thức là kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Thành lập đoàn kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định thành lập đoàn kiểm tra như sau:
1. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra thực hiện.
2. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra thành lập theo Quyết định kiểm tra và thực hiện theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thành phần của đoàn kiểm tra: Trưởng đoàn và thành viên; Trưởng đoàn kiểm tra là công chức của cơ quan kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định.
Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra thành lập theo Quyết định kiểm tra và thực hiện; Thành phần đoàn kiểm tra gồm Trưởng đoàn và thành viên; Trưởng đoàn kiểm tra là công chức của cơ quan kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định.
Thời hạn và tần suất kiểm tra tần số vô tuyến điện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định thời hạn và tần suất kiểm tra như sau:
1. Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc gia hạn thời hạn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định bằng văn bản theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tần suất kiểm tra định kỳ đối với một đối tượng kiểm tra: không quá 01 lần/năm.
Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc gia hạn thời hạn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quyết định bằng văn bản. Tần suất kiểm tra định kỳ đối với một đối tượng kiểm tra: không quá 01 lần/năm.
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ tần số vô tuyến điện như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ như sau:
1. Cục Tần số vô tuyến điện xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ, chậm nhất ngày 10 tháng 11 hàng năm.
2. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ trên địa bàn quản lý của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực gửi Cục Tần số vô tuyến điện, chậm nhất ngày 05 tháng 11 hàng năm để Cục Tần số vô tuyến điện phê duyệt;
b) Thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ đã được Cục Tần số vô tuyến điện phê duyệt cho các Sở Thông tin và Truyền thông có liên quan thuộc địa bàn quản lý để theo dõi, phối hợp.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục Tần số vô tuyến điện và trên cơ sở thống nhất với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ của Sở, chậm nhất ngày 15 tháng 12 hàng năm;
b) Thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ của Sở Thông tin và Truyền thông cho Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực liên quan để theo dõi, phối hợp.
4. Trường hợp có sự thay đổi so với kế hoạch kiểm tra định kỳ đã được phê duyệt, đơn vị thực hiện kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt điều chỉnh.
5. Kế hoạch kiểm tra định kỳ được gửi cho đối tượng kiểm tra và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ trên địa bàn quản lý của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực gửi Cục Tần số vô tuyến điện, chậm nhất ngày 05 tháng 11 hàng năm để Cục Tần số vô tuyến điện phê duyệt;
- Thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ đã được Cục Tần số vô tuyến điện phê duyệt cho các Sở Thông tin và Truyền thông có liên quan thuộc địa bàn quản lý để theo dõi, phối hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?