Ai sẽ hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết mà không có thân nhân?

Tôi có thắc mắc như sau: Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không may qua đời mà người này lại không có thân nhân. Vậy, nếu người lao động này qua đời mà không có người thân thì chế độ này sẽ được thanh toán cho ai?

Người lao động chết mà không có thân nhân thì ai sẽ hưởng trợ cấp tuất một lần?

Tại Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, theo đó:

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, nếu người lao động không có người thân không may qua đời thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán trợ cấp tuất 1 lần cho những người thừa kế theo pháp luật của người lao động đó.

Nếu người lao động không có vợ, con; bố, mẹ mà đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng trực tiếp thì tiền trợ cấp tuất 1 lần khi người đó tử vong sẽ được thanh toán cho ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cháu nội, cháu ngoại của người lao động đã chết.

Nếu đến những người thân như trên cũng không có thì số tiền trợ cấp tuất 1 lần sẽ được đem chia cho cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người lao động đã chết; cháu ruột gọi người lao động đã chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi mà người lao động đã chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ai sẽ hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết mà không có thân nhân?

Ai sẽ hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết mà không có thân nhân? (hình từ Internet)

Vợ liệt sĩ lấy chồng mới có được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng không?

Theo khoản 2 Điều 125 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

2. Đối với thân nhân liệt sĩ:
a) Người hy sinh từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi liệt sĩ, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng liền kề khi liệt sĩ hy sinh.
b) Người hy sinh trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi liệt sĩ, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 07 năm 2021.
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận đủ điều kiện.
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, không có thu nhập hằng tháng hoặc thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
d) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.
đ) Trường hợp bổ sung thêm thân nhân liệt sĩ và được cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ thì thân nhân được bổ sung hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (nếu có) kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.

Bên cạnh đó, khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định như sau:

10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.

Nếu vợ liệt sĩ lấy chồng mới mà đang nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì được hưởng chế độ ưu đãi là trợ cấp tuất hằng tháng.

Mức trợ cấp tuất một lần được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất một lần, như sau:

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Theo đó, mức trợ cấp tuất một lần được áp dụng từng trường hợp cụ thể theo quy định nêu trên.

Trân trọng!

Thân nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thân nhân
Hỏi đáp pháp luật
Ai sẽ hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết mà không có thân nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thân nhân
Nguyễn Minh Tài
901 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thân nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thân nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về người có công với cách mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào