-
Công chức
-
Ngạch công chức
-
Lương công chức
-
Công chức cấp xã
-
Biệt phái công chức
-
Luân chuyển công chức
-
Điều động công chức
-
Chế độ thôi việc đối với công chức
-
Tuyển dụng công chức
-
Công chức cấp huyện
-
Biên chế công chức
-
Xử lý kỷ luật đối với công chức
-
Bổ nhiệm công chức
-
Phân loại công chức
-
Xếp loại chất lượng công chức
-
Công chức từ chức
-
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
-
Miễn nhiệm công chức lãnh đạo
-
Nghỉ hưu đối với công chức
-
Công chức cấp tỉnh
-
Đào tạo bồi dưỡng công chức
Cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về ai?
Căn cứ Điều 5 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về thẩm quyền cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
1. Bộ trưởng quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với các đối tượng sau:
a) Chương trình đào tạo sau đại học và bồi dưỡng ở nước ngoài cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với Thứ trưởng và tương đương, Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
2. Thứ trưởng được phân công phụ trách lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng sau:
a) Chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước cho công chức, viên chức từ Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này;
b) Chương trình bồi dưỡng ở trong nước cho công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức đi học các chương trình đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng là công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị thuộc Bộ, trừ Cục Công tác phía Nam.
4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức, viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Thủ trưởng đơn vị có đơn vị sự nghiệp được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.
6. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Giám đốc Học viện Tư pháp được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người thì phải lấy ý kiến Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ và báo cáo Thứ trưởng phụ trách đơn vị cho chủ trương trước khi quyết định cử.
7. Trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu việc chọn, cử phải do Bộ Tư pháp thực hiện thì Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sẽ quyết định cử công chức, viên chức của các đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thẩm quyền phân cấp tương ứng.
Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Thủ trưởng đơn vị có đơn vị sự nghiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Giám đốc Học viện Tư pháp.
Thẩm quyền cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng (Hình từ Internet)
Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp là gì?
Theo Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp như sau:
Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng.
Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo quy định của Đảng và pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng.
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ tư pháp như thế nào?
Tại Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định về nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ tư pháp như sau:
1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện và có phân công, phân cấp đối với các đơn vị thuộc Bộ.
2. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu của vị trí việc làm; phù hợp với quy hoạch cán bộ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch sử dụng công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần liên tục đổi mới phù hợp với tình hình chung.
3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức; khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; chỉ cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, uy tín, có chương trình đào tạo chuyên sâu phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Bộ Tư pháp.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.
5. Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
6. Không cử công chức, viên chức đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng có trùng lịch học.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo nguyên tắc:
- Do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện và có phân công, phân cấp đối với các đơn vị thuộc Bộ.
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu của vị trí việc làm; phù hợp với quy hoạch cán bộ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch sử dụng công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần liên tục đổi mới phù hợp với tình hình chung.
- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức; khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; chỉ cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, uy tín, có chương trình đào tạo chuyên sâu phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Bộ Tư pháp.
- Bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả.
- Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, viên chức liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Không cử công chức, viên chức đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng có trùng lịch học.
Trân trọng!

Tạ Thị Thanh Thảo
- Đáp ứng điều kiện nào để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
- Nhà nước có quy định mức trần thù lao môi giới bất động sản hay không?
- Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào?
- Người bịt mắt điều khiển xe máy bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp không?