Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam có nhiệm vụ thứ 5 như thế nào?
- Nhiệm vụ 5 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
- Nhiệm vụ 6 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
- Nhiệm vụ 7 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
Nhiệm vụ 5 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
Tại tiết a tiểu mục 3 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định nhiệm vụ 5 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, dự án đang thực hiện về nâng cấp, phát triển đô thị. Nghiên cứu xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành các Chương trình về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và đầu tư phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ở cấp quốc gia, tỉnh và từng đô thị nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu của Nghị quyết số 06-NQ/TW đối với tỉnh, từng đô thị để thống nhất rà soát, lập chương trình phát triển đô thị để thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm ít nhất 100 đô thị tiêu biểu, có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh, có bản sắc và hoàn thiện điều kiện hạ tầng đô thị; tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chính như sau:
a) Nhiệm vụ 5: Tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị.
- Nội dung thực hiện: phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đối với các đô thị loại IV trở lên, cụ thể hóa các chỉ tiêu của Nghị quyết số 06-NQ/TW đối với tỉnh và từng đô thị trong tỉnh; rà soát, lập chương trình phát triển đô thị 100 đô thị tiêu biểu, có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh, có bản sắc và hoàn thiện điều kiện hạ tầng đô thị.
- Cơ quan thực hiện:
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền, phối hợp với Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Bộ Xây dựng tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ để hoàn thành chỉ tiêu đề ra về lập Chương trình phát triển đô thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
+ Bộ Xây dựng tổng hợp, đề xuất xây dựng Chương trình quốc gia về phát triển đô thị theo quy định pháp luật hiện hành.
Nhiệm vụ 5 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam là tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị với nội dung như sau:
Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đối với các đô thị loại IV trở lên, cụ thể hóa các chỉ tiêu của Nghị quyết số 06-NQ/TW đối với tỉnh và từng đô thị trong tỉnh; rà soát, lập chương trình phát triển đô thị 100 đô thị tiêu biểu, có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh, có bản sắc và hoàn thiện điều kiện hạ tầng đô thị.
Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam có nhiệm vụ thứ 5 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ 6 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
Tại tiết b tiểu mục 3 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định nhiệm vụ 6 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị.
- Nội dung thực hiện:
+ Phát triển các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội toàn đô thị theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch đô thị và quy chuẩn về hạ tầng kỹ thuật đô thị, các yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, trong đó bình quân chung cả nước tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11 - 16% vào năm 2025, 16 - 26% vào năm 2030; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8 m2 vào năm 2025, khoảng 8 -10 m2 vào năm 2030.
+ Ưu tiên thực hiện các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: cây xanh đô thị, giao thông đô thị, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị.
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ, ngành liên quan theo quy định về đầu tư, đầu tư công.
Nhiệm vụ 6 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị có các nội dung như sau:
+ Phát triển các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội toàn đô thị theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch đô thị và quy chuẩn về hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Ưu tiên thực hiện các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: cây xanh đô thị, giao thông đô thị, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị. Xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị.
Nhiệm vụ 7 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
Tại tiết c tiểu mục 3 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định nhiệm vụ 7 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
Cải tạo, chỉnh trang các đô thị vừa và lớn từ loại III trở lên.
- Nội dung thực hiện:
+ Hoàn thiện tiêu chuẩn phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị của các đô thị loại III trở lên. Khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp hiện nay nhất là giáo dục mầm non, tiểu học, trung học tại các đô thị lớn, khu công nghiệp.
+ Đến năm 2030, cơ bản giảm thiểu tình trạng ngập úng, nâng cao năng lực thông hành chống ách tắc giao thông; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo dự án gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; cải tạo chỉnh trang các khu dân cư ven kênh rạch gắn với tái định cư; hình thành mới các trục không gian cảnh quan kiến trúc đặc thù của đô thị; bảo tồn tôn tạo khu vực công trình kiến trúc có giá trị; phát triển các không gian công cộng đô thị.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ, ngành liên quan theo quy định về đầu tư, đầu tư công.
Nhiệm vụ 7 trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững đô thị Việt Nam là cải tạo, chỉnh trang các đô thị vừa và lớn từ loại III trở lên với các nội dung được liệt kê như sau:
Hoàn thiện tiêu chuẩn phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị. Khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp hiện nay nhất là giáo dục mầm non, tiểu học, trung học tại các đô thị lớn, khu công nghiệp.
Đến năm 2030, cơ bản giảm thiểu tình trạng ngập úng, nâng cao năng lực thông hành chống ách tắc giao thông; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo dự án gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Chương trình phát triển nhà ở và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; cải tạo chỉnh trang các khu dân cư ven kênh rạch gắn với tái định cư;
Hình thành mới các trục không gian cảnh quan kiến trúc đặc thù của đô thị; bảo tồn tôn tạo khu vực công trình kiến trúc có giá trị; phát triển các không gian công cộng đô thị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Đại hội nào của Đảng ta quyết định chọn ngày 3 2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?