Quy định về công trái xây dựng Tổ quốc của Chính phủ như thế nào?
Công trái xây dựng Tổ quốc của Chính phủ là gì?
Tại Điều 23 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về công trái xây dựng Tổ quốc của Chính phủ như sau:
1. Công trái xây dựng Tổ quốc là một loại công cụ nợ của Chính phủ có điều kiện, điều khoản của trái phiếu Chính phủ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Căn cứ nhu cầu huy động vốn của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Phương án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Điều kiện, điều khoản của công trái xây dựng Tổ quốc;
c) Thời gian dự kiến phát hành;
d) Phương thức thanh toán gốc, lãi;
đ) Khối lượng dự kiến phát hành;
e) Đối tượng mua và tổ chức thực hiện.
3. Căn cứ vào phương án phát hành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
4. Việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công trái xây dựng Tổ quốc thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
Công trái xây dựng Tổ quốc là một loại công cụ nợ của Chính phủ có điều kiện, điều khoản của trái phiếu Chính phủ.
Quy định về công trái xây dựng Tổ quốc của Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Mua lại công cụ nợ của Chính phủ như thế nào?
Tại Điều 24 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về mua lại công nợ của Chính phủ như sau:
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
2. Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện theo quy định trên.
Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 25 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về hoán đổi công nợ của Chính phủ như sau:
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích hoán đổi;
b) Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
c) Phương thức hoán đổi;
d) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
2. Việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Khối lượng phát hành công cụ nợ của Chính phủ để hoán đổi phải nằm trong kế hoạch vay và trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Công cụ nợ của Chính phủ được hoán đổi theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trái xây dựng tổ quốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?