Việc thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường được thực hiện theo quy trình nào?
Quy trình thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường là gì?
Tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường như sau:
a) Khi có nhu cầu trái phiếu để thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn, nhà tạo lập thị trường đề nghị Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản trong đó nêu rõ mã trái phiếu Chính phủ và khối lượng đề nghị hỗ trợ thanh khoản, thời hạn hỗ trợ thanh khoản.
b) Căn cứ đề nghị của nhà tạo lập thị trường, Kho bạc Nhà nước thông báo để nhà tạo lập thị trường ký hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và thực hiện ký quỹ bằng tiền tại Kho bạc Nhà nước, số tiền ký quỹ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành tính theo giá thị trường cộng thêm tỷ lệ phòng ngừa rủi ro tính trên giá trị trái phiếu phát hành.
c) Sau khi nhận đủ tiền ký quỹ, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà tạo lập thị trường. Thời hạn phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản không quá 28 ngày từ ngày phát hành, kể cả thời gian gia hạn (nếu có).
d) Khi hợp đồng hỗ trợ thanh khoản đáo hạn, nhà tạo lập thị trường hoàn trả trái phiếu Chính phủ cho Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước hoàn trả khoản tiền ký quỹ cho nhà tạo lập thị trường sau khi trừ chi phí thực hiện hợp đồng. Chi phí thực hiện hợp đồng do nhà tạo lập thị trường trả cho Kho bạc Nhà nước được hạch toán vào thu của ngân sách nhà nước.
đ) Trường hợp hết thời hạn hợp đồng (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có), nhà tạo lập thị trường không hoàn trả được trái phiếu, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu Chính phủ cho ngân sách nhà nước.
e) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về giá trái phiếu phát hành, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro, chi phí thực hiện hợp đồng, hạn mức Kho bạc Nhà nước phát hành để hỗ trợ thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường, các nội dung cơ bản của hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và các bước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường theo quy định tại Nghị định này.
Trên đây là quy định về quy trình thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường.
Việc thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường được thực hiện theo quy trình nào? (Hình từ Internet)
Trái phiếu xanh của Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về trái phiếu xanh của Chính phủ như sau:
1. Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Nội dung của đề án bao gồm:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu;
d) Đối tượng mua trái phiếu;
đ) Phương thức phát hành;
e) Việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch;
g) Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.
3. Điều kiện điều khoản, việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu Chính phủ xanh thực hiện theo quy định tại Điều 14 Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, và Điều 19 của Nghị định này.
Trái phiếu xanh là một loại trái phiếu Chính phủ được phát hành để đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường (dự án xanh) và nằm trong danh mục dự án được phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước.
Trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ như sau:
1. Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: Kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
d) Đối tượng mua trái phiếu;
đ) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch;
3. Căn cứ Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ theo phương thức riêng lẻ.
4. Trái phiếu ngoại tệ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và được giao dịch theo quy định của pháp luật ngoại hối.
Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?