-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Đăng ký doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Mức vốn điều lệ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Sắp xếp lại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Doanh nghiệp cổ phần hóa
-
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần đáp ứng được thành lập cần đáp ứng đủ điều kiện nào?
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
- Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cần đáp ứng được thành lập cần đáp ứng đủ điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
- Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
- Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
- Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm:
+) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
+) Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này;
+ Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:
+) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
+) Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+) Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
+) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
+) Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
+) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
+) Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
+) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
+) Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
+) Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
+) Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
+) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
+) Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
+) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
+) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
+) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;
+) Cơ cấu tổ chức quản lý;
+) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
+) Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
+) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
+) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
+) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
+) Thể thức sửa đổi, bổ sanh nghiệp gắn với việc hình thành dự án đầu tư thì thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trân trọng!

- Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng có bao gồm người hy sinh trong lúc huấn luyện sử dụng thuốc nổ và được công nhận là liệt sĩ không?
- Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên hiện nay được quy định như thế nào? Ai là người chủ trì kiểm điểm khi người đứng đầu của tổ chức Đảng trình bày bản tự kiểm điểm?
- Trường hợp nào không cần phải thực hành khám bệnh chữa bệnh trước khi cấp giấy phép hành nghề?
- Điều kiện của Đảng viên giới thiệu kết nạp Đảng? Thời điểm nào đảng viên dự bị được công nhận đảng viên chính thức?
- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng có thể bị kỷ luật với hình thức nào? Đảng viên được xin miễn công tác và sinh hoạt đảng trong trường hợp nào?