Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có quy trình như thế nào?

Quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào? Nội dung hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào? Đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào? Câu hỏi của anh Hiếu (Tp.HCM)

Quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào?

Tại Điều 39 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như sau:

- Quy trình đặt hàng doanh nghiệp được hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (theo quy định tại Chương III Thông tư này), bao gồm:

+ Đặt hàng doanh cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông: Thực hiện theo các khoản 5 Điều 10 Thông tư này;

+ Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại các điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng: Thực hiện theo các khoản 6 Điều 11 Thông tư này;

+ Đặt hàng doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền số liệu để kết nối thông tin từ đất liền ra các đảo, xã đảo, huyện đảo, nhà giàn trên biển: Thực hiện theo các khoản 8 Điều 12 Thông tư này.

- Quy trình đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho các đối tượng đã quy định tại Chương IV Thông tư này, như sau:

+ Doanh nghiệp lập đề xuất kế hoạch, dự toán thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình: Căn cứ quy định tại Thông tư này và tình hình thực tế hoạt động, doanh nghiệp lập kế hoạch, dự toán báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (theo khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 36 Thông tư này);

+ Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định đặt hàng doanh nghiệp và giao dự toán kinh phí thực hiện;

+ Doanh nghiệp xây dựng phương án giá dịch vụ viễn thông công ích;

+ Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, quyết định giá dịch vụ viễn thông công ích sau khi xin ý kiến của Bộ Tài chính; quyết định mức hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích;

+ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ký hợp đồng đặt hàng với doanh nghiệp viễn thông và triển khai thực hiện theo quy định.

Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có quy trình như thế nào?

Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có quy trình như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào?

Tại Điều 40 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT quy định nội dung hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như sau:

- Nội dung chủ yếu của hợp đồng:

+ Tên dịch vụ;

+ Số lượng, khối lượng sản phẩm dịch vụ;

+ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ;

+ Phạm vi triển khai, đối tượng thụ hưởng;

+ Giá, đơn giá, mức hỗ trợ cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông công ích;

+ Giá trị Hợp đồng;

+Thời gian triển khai, thời gian hoàn thành;

+ Tạm ứng, thanh toán;

+ Phương thức nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng;

+ Trách nhiệm báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của bên đặt hàng và bên cung cấp dịch vụ;

+ Trách nhiệm của các bên;

+ Xử lý do vi phạm Hợp đồng và thủ tục giải quyết;

+ Các thỏa thuận khác của các bên.

- Điều chỉnh, bổ sung hợp đồng:

+ Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng đặt hàng:

++ Nhà nước thay đổi chính sách về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, bao gồm thay đổi về danh mục, chất lượng, giá cước, đối tượng, phạm vi, quy mô cung cấp, mức hỗ trợ cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích.

++ Khả năng thực hiện của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và theo kiến nghị của các doanh nghiệp viễn thông.

+ Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được điều chỉnh, bổ sung sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông có quyết định điều chỉnh kế hoạch, dự toán cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

- Căn cứ phê duyệt của Bộ Thông tin và Truyền thông về kế hoạch, dự toán đặt hàng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, kế hoạch, dự toán hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đặt hàng doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và theo dõi, giám sát thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng đặt hàng, trường hợp phát sinh nội dung vượt thẩm quyền, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

- Các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện hợp đồng đặt hàng theo quy định của Hợp đồng, những nội dung phát sinh ngoài phạm vi của Hợp đồng do doanh nghiệp tự đảm bảo chi phí, Chương trình không hỗ trợ.

Đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như thế nào?

Tại Điều 41 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích như sau:

- Các doanh nghiệp, tổ chức tham dự đấu thầu phải có đủ điều kiện, năng lực hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đối với các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực do nhà nước cấp phép, nhà thầu phải có Giấy phép theo quy định của pháp luật.

- Đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ đối với thực hiện các nhiệm vụ chưa có định mức hỗ trợ, giá sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi của Chương trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc đã có định mức, đơn giá sản phẩm, dịch vụ nhưng không có doanh nghiệp đăng ký thực hiện theo phương thức đặt hàng.

- Việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước; Việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ khác thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ sử dụng vốn nhà nước.

- Căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam xây dựng kế hoạch, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Trân trọng!

Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ viễn thông
Hỏi đáp Pháp luật
Thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý là gì theo Nghị định 163 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy tờ sử dụng để đăng ký thông tin thuê bao di động từ 24/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông cho thuê bao di động sau khi đã xác thực thông tin chính xác?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, phủ sóng mạng di động 5G tới 99% dân số Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đổi sim 2G sang 4G các mạng di động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Lùi thời điểm tắt sóng 2G một tháng, đến hết ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức kiểm soát giá thuê sử dụng mạng cáp trong tòa nhà, giá thuê hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ viễn thông
545 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dịch vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào