Quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?
Việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
- Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
+ Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
+ Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
+ Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
+ Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
+ Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Trong trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương chỉ xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi đã hết thời hạn tối thiểu sau đây:
- Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ hoặc vi phạm lần đầu quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này, thời hạn này là 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Trường hợp thương nhân đã bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này mà tái phạm, thời hạn này là 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi gần nhất.
- Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và chỉ được thực hiện khi đã hết thời hạn tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo như sau:
- Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
- Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Tại Điều 11 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu như sau:
- Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm.
- Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc dự trữ lưu thông và mua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu được quy định ra sao?
Tại Điều 12 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về việc dự trữ lưu thông hàng hóa xuất khẩu như sau:
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
Tại Điều 13 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về việc mua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu như sau:
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa và mùa vụ thu hoạch để người nông dân biết và trực tiếp giao dịch.
2. Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?